Thiếu nữ Mường Bi (Tân Lạc) rạng rỡ với trang phục truyền thống trong ngày lễ vu quy.
(HBĐT) - Tết này mế Hậu vui lắm! Mế vui một phần vì đã được chứng kiến 80 mùa hoa mận, hoa mơ nở rộ. Ra giêng mế và những bậc cao niên trong làng lại được ngồi trên hàng ghế danh dự để lãnh đạo Đảng, chính quyền xã và các thế hệ cháu con mừng thọ. Nhưng điều làm mế vui hơn là đứa cháu đích tôn đã công bố: ra giêng sẽ cưới vợ! ở tuổi này mới có cháu dâu mế vui lắm, muốn đi hết làng trên, xóm dưới để khoe đại hỉ, nhưng rồi mế lại tần ngần: Nhà khó biết làm thế nào để đám cưới cháu được bằng bạn, bằng bè. Cháu dâu của mế lại thuộc dòng dõi lang ậu, lấy đâu ra 9 trâu, 1 bò, vài ba con lợn, nồi đồng, vòng bạc... để đi xin cưới.
Người già vẫn luôn hằn sâu trong ký ức những chuyện xưa. Hiểu được nỗi lòng bà nội, cháu trai cười xuề: Giờ ai thách cưới bằng trâu, bò mế ơi. Đám cưới giờ nhẹ nhàng, văn minh lắm, xin cưới mà mang lễ vật rườm rà như thế là bị làng phạt đấy! Câu nói cháu trai có vẻ như phần nhiều dành để vỗ về suy nghĩ của bà nội đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cũng phản ánh trung thực nếp sống văn hóa mới ở vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc).
Trò chuyện với chúng tôi về cung cách giữ mạch nguồn văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, chị Bùi Thị Tự, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc không giấu niềm tự hào: Bằng việc thực hiện nghiêm túc phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), kết hợp với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, nhiều năm qua chúng tôi đã khơi dòng để cho mạch nguồn văn hóa luôn tuôn chảy. Trong 10 năm (2005-2015), 100% xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền bằng hình thức đa dạng, phong phú với gần 200 băng zôn, 180 khẩu hiệu và 265 tin, bài, phóng sự góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng làng, bản, KDC, cơ quan, trường học văn hóa. Đến nay đã có 100% xóm, KDC có quy ước, hương ước làng văn hóa có nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đây, việc thực hiện nếp sống văn minh đã trở thành cuộc vận động lớn tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, viên chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Riêng việc cưới, chuyện hệ trọng của mỗi gia đình, Đảng uỷ, chính quyền các xã, thị trấn đã chỉ đạo tới tất cả các chi bộ, ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động hạn chế khách mời, thực hiện ăn cỗ trong phạm vi gia đình. Qua 10 năm tuyên truyền, vận động, đến nay đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhiều đám cưới đã hạn chế số lượng mâm cỗ và không dùng thuốc lá mời khách, đã có đám cưới tổ chức tiệc ngọt. Mỗi năm, trung bình trên địa bàn huyện có trên 800 đôi đăng ký kết hôn, các đôi đều thực hiện tốt các thủ tục kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Không cưới tảo hôn, làm thủ tục đăng ký trước khi kết hôn. Hầu hết các địa phương đã bỏ được các hủ tục rườm rà như thách cưới, dạm ngõ, cơi trầu lớn như trước đây. Thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, tự do hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, không cưỡng hôn.
Đám cưới được tổ chức từ 1-1,5 ngày, ăn uống tiết kiệm, không phô trương hình thức gây lãng phí, tốn kém. Việc trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể trong lễ cưới của đoàn viên thanh niên lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, trật tự công cộng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tổ chức hôn lễ...
Theo số liệu thống kê của phòng Tư pháp huyện: Trong 10 năm trở lại đây có khoảng 9.000 cặp đến đăng ký kết hôn, số trường hợp vi phạm pháp luật và quy định của chính quyền cơ sở trong việc đăng ký kết hôn chỉ chiếm khoảng 5%. Việc cưới vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục vừa đúng với đời sống văn hoá mới đã góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Sáng 11/2 (tức mùng 4 Tết Bính Thân), Ban Tổ chức lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên năm 2016. Tham dự lễ khai hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.
(HBĐT) – Sông Đà mênh mang trải dài và rộng lớn cả ở thượng lưu và hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình là nỗi khát khao, hứng thú bất tận của dân câu. Từ chỗ tò mò theo chân các “bậc tiền bối”, rồi nghiện và đam mê, anh Minh đã trở thành dân câu đích thực trong làng câu Hòa Bình. Vẻ thư sinh ngày nào được thay thế bằng nước da nhẻm sông nước. Ngoài giờ làm việc, hầu như anh dành trọn thời gian cho thú câu cá dưới hạ lưu thủy điện.
(HBĐT) - Trekking tour - tour du lịch đi bộ không còn xa lạ với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hòa Bình. Trekking là tổng hợp của niềm đam mê chinh phục thiên nhiên, yêu thích khám phá, thể thao, ưa mạo hiểm và hơn hết là cảm giác tìm lại chính mình. Những chặng đường trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị bất ngờ. Phượt thủ ưa mạo hiểm, thích khám phá rất thích loại hình trekking tour vì đây là cơ hội rèn luyện thân thể, hòa mình vào thiên nhiên hoang dã và có những cảm nhận mới lạ về cuộc sống, con người nơi bước chân mình đi qua.
(HBĐT) - Đá vốn là vật vô tri, vô ngôn, nhưng bản thân nó ẩn chứa sức sống diệu kỳ, tựa hồ quả núi hùng vĩ, kiên định, thể hiện linh khí của đất trời. Cùng với sự bào mòn của thời gian, dưới tài năng chế tác của con người, những khối đá vô tri được “thổi” vào đó tâm tư, suy nghĩ và cảm nhận về giá trị nghệ thuật độc đáo. Mỗi tác phẩm đá cảnh giờ đây đã mang ý nghĩa, nét riêng mới lạ, thể hiện tài hoa của nghệ nhân.
(HBĐT) - Cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc và ẩm thực Việt, uống trà được nâng lên thành mộtự nghệ thuật, một thú chơi, một niềm vui hay những suy tư gửi gắm tâm sự. Từ người nông dân đến bậc trí thức đều biết uống trà. Cách uống và thưởng thức trà đôi khi ở những cấp độ khác nhau nhưng rồi đều quy tụ về một điểm chung là lòng mến mộ khách đến chơi nhà và thú vui thưởng thức.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.