Những chiếc trống đồng được sưu tập và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là những hiện vật vô giá trong các giai đoạn phát triển của nền văn hóa Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong hàng nghìn năm, đối với người Mường, trống đồng là biểu tượng quyền uy của tầng lớp lang đạo. Tuy nhiên, trống đồng cũng đã trở thành một phần trong văn hóa, tâm thức, tạo lập một vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường ở Hòa Bình. Theo chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh: Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là loại trống đồng Heger II, có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ VII và cũng có cái niên đại muộn hơn.
Trong đó có những trống đồng to và rất đẹp, được tìm thấy ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh, nhiều hơn cả là ở huyện Kim Bôi. Phần lớn trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình đều là hiện vật tùy táng trong các ngôi mộ của người nhà lang. Theo thống kê, Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện được nhiều trống đồng nhất cả nước, khoảng hơn 100 chiếc. Đáng chú ý, Hoà Bình cũng phát hiện được trống đồng Đông Sơn sớm nhất trong cả nước (Trống sông Đà) được phát hiện năm 1887, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp). Hiện nay, trong kho bảo quản của Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ 66 chiếc trống đồng. Kho của UBND huyện Kim Bôi lưu giữ 15 chiếc, số còn lại nằm trong kho lưu giữ của một số cơ quan, địa phương trong tỉnh. Tất cả số trống đồng này đều là hiện vật vô giá. Về trường hợp phát hiện, một số trống là vật gia bảo của một số gia đình, dòng họ lưu giữ truyền đời. Phần còn lại là do phát hiện được trong lòng đất, nhiều chiếc trống là vật tuỳ táng trong các khu mộ Mường cổ.
Tự thân trống đồng đã mang trong nó những giá trị uy quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, xã hội cũng như giá trị vật chất. Trống đồng chỉ được dùng riêng cho gia đình thổ lang như là một biểu trưng quyền lực. Nó chỉ được sử dụng khi có người đứng đầu Mường mất đi hay mỗi khi có việc đại sự như tế thần, cầu mưa, tang lễ... Với ý nghĩa đó, trống đồng giống như một gạch nối giữa thần linh với con người. Tiếng trống đồng linh thiêng mở đầu những nghi lễ do thầy mo chủ trì và sau đó là những bài mo tạo sự kết nối giữa con người với các thế lực siêu nhiên theo những câu chuyện kể. Theo các sử liệu còn ghi chép lại, trong những dịp cầu mưa, người Mường đánh trống bằng cách dùng dùi đầu bịt vải, đánh vào trung tâm của trống đồng, tiếng nghe thùng thùng như tiếng sấm. Một người khác hai tay nắm mỗi tay 6 que bằng gỗ, đưa lên cao rồi cho các que rơi nhẹ trên mặt trống, trong khi tay vẫn giữ không cho que tung tóe ra, tiếng đầu que chạm vào mặt trống như tiếng hạt mưa rơi trên mái nhà. Đánh trống đồng theo cách đó là trong dịp cầu mưa. Tuỳ theo tính chất của các sự việc, lễ tế mà việc đánh trống cũng có những cách khác nhau. Như khi tiếng trống vang lên những âm thanh trầm hùng rộn rã, lúc lại phảng phất tựa trống, tựa chiêng lẫn cồng, lúc khoan thai, lúc rộn ràng.
Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực... Theo những nhà nghiên cứu về trống đồng, xưa kia trống đồng không chỉ được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội mà còn được sử dụng trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Do vậy, trống đồng thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý và được chôn theo khi người chủ qua đời. Chính vì sự cao quý linh thiêng và tượng trưng quyền lực của thủ lĩnh người Việt, khi cần tập hợp chống ngoại xâm, đoàn kết đều đánh trống đồng.
Nói về giá trị của trống đồng, chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhấn mạnh: Từ những giá trịù tự thân của hiện vật, có thể khẳng định trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Trong đó, Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước. Trống đồng đã từng gắn bó với cuộc sống của người Mường. Trở thành biểu tượng văn hoá, làm nên bản sắc Mường nên việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị của trống đồng chính là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Mường trong giai đoạn hiện nay.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Tết là dịp để đoàn viên, sum họp gia đình. Song, gần đây, xu hướng đi du lịch dịp Tết được khá nhiều người hưởng ứng. Thay vì đón Tết tại gia, nhiều gia đình chọn dịp nghỉ Tết dài ngày để thực hiện những chuyến đi tour du xuân, nghỉ dưỡng hay trải nghiệm những vùng đất mới...
(HBĐT) - Ngày 17/2 (tức ngày 10/1 âm lịch), Ban quản lý di tích lịch sử đền Rem (thị trấn Chi Nê-Lạc Thủy) đã tổ chức lễ khai hội đền Rem năm 2016. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
(HBĐT) - Sáng 17/2 (tức mùng 10 tháng giêng), tại xóm Chiềng Châu, UBND xã Chiềng Châu (Mai Châu) tổ chức lễ Xên Mường năm 2016.
(HBĐT) - Tết này mế Hậu vui lắm! Mế vui một phần vì đã được chứng kiến 80 mùa hoa mận, hoa mơ nở rộ. Ra giêng mế và những bậc cao niên trong làng lại được ngồi trên hàng ghế danh dự để lãnh đạo Đảng, chính quyền xã và các thế hệ cháu con mừng thọ. Nhưng điều làm mế vui hơn là đứa cháu đích tôn đã công bố: ra giêng sẽ cưới vợ! ở tuổi này mới có cháu dâu mế vui lắm, muốn đi hết làng trên, xóm dưới để khoe đại hỉ, nhưng rồi mế lại tần ngần: Nhà khó biết làm thế nào để đám cưới cháu được bằng bạn, bằng bè. Cháu dâu của mế lại thuộc dòng dõi lang ậu, lấy đâu ra 9 trâu, 1 bò, vài ba con lợn, nồi đồng, vòng bạc... để đi xin cưới.
(HBĐT) - Ngày xuân, vùng đất Mai Châu lại lung linh, rộn ràng trong điệu xòe của người Thái. Mỗi độ xuân về, khắp các bản làng người Thái mọi người dân gác bỏ những bộn bề, lo toan thường nhật để cùng vui điệu xòe.
(HBĐT) - Không biết tự bao giờ, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, không chỉ người dân Hoà Bình mà đông đảo du khách thập phương lại náo nức ngược dòng sông Đà đến với đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và xã Thung Nai (Cao Phong) để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, sức khoẻ cho một năm mới và cũng để hoà mình vào thiên nhiên, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình được ví như một Hạ Long trên cao.