Mường Lầm giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trong 20 năm.

Mường Lầm giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trong 20 năm.

(HBĐT) - Là một trong 3 Mường làm nên vùng đất Mường Bi (Mường Lầm, Mường ải, Mường Lồ), làng Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) luôn giữ vững và phát huy được truyền thống người Mường Bi. Nhân dân trong làng đoàn kết, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ như hội diễn dân ca Mường, giao lưu văn nghệ giữa các làng chứa đựng được bản sắc của người Mường.

 

Được công nhận làng văn hóa của huyện từ năm 1996, 20 năm qua, nhân dân trong làng luôn đoàn kết chung tay xây dựng quê hương, ngày càng phát triển, đổi mới. Làng Mường Lầm có 116 hộ với 561 nhân khẩu. Là làng thuần nông  với tổng diện tích đất canh tác 82/125 ha. Người dân chủ yếu trồng lúa và mía tím, ngoài ra còn nuôi trâu, bò. Người dân tích cực áp dụng quy trình KH-KT, đưa các  loại giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. 1 năm trồng 2 vụ lúa cho năng suất từ 60 - 70 tạ/ha. 100% hộ được sử dụng nước sạch, 100% hộ có điện thắp sáng. Số hộ giàu, khá của làng có 75/116 hộ. Trong những năm gần đây, nhiều        lao động trẻ của làng đã đi làm tại các công  ty, xí nghiệp đem lại thu nhập ổn định. Thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm.

 

Với 96% dân số là dân tộc Mường cùng với bề dày lịch sử của vùng đất Mường cổ, các hoạt động văn hóa  của làng luôn giữ gìn được những bản sắc của con người Mường Bi. Mường Lầm là một trong những làng có nhiều cá nhân tiêu biểu được coi là “cuốn từ điển sống” về phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, điển hình như thầy mo Bùi Văn Lựng, được Nhà nước công nhận là nghệ nhân ưu tú về mo Mường; ông Bùi Văn ểu, nghệ nhân dân ca Mường, là giảng viên cho lớp dạy hát dân ca Mường do huyện tổ chức; bà Bùi Thị Mành - nghệ nhân dân ca Mường... Nhiều thế hệ trẻ sinh ra được ông bà, cha mẹ truyền dạy về truyền thống của dân tộc mình để nhớ về cội nguồn, nơi mình sinh ra và lớn lên.

 

Với phương châm đoàn kết xây dựng làng phát triển, tiếp thu những nét mới, đồng thời lưu giữ được bản sắc dân tộc, chi bộ luôn vận động nhân dân thực hiện tốt đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc gắn liền với thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước. Ma chay tổ chức trong 24 giờ theo đúng quy định của Nhà nước. Các hủ tục văn hóa không phù hợp được hạn chế.  Nhiều năm qua, trong làng không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, không có tệ nạn cờ bạc, mâu thuẫn, mê tín dị đoan. Đồng chí Bùi Văn ịa, Trưởng xóm Lầm cho biết: “Kết quả nổi bật của CVĐ “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” ở làng là không còn tình trạng người dân chúc rượu nhau trước khi vào bữa cơm. Mọi người hạn chế chúc tụng quá chén, tránh gây xô xát”. Phong trào văn nghệ của làng luôn sôi nổi với 3 đội văn nghệ đến từ chi hội phụ nữ và chi hội NCT. Các đội văn nghệ là lực lượng tham gia các hội diễn văn nghệ, tuyên truyền, giao lưu cùng các đội văn nghệ của các huyện.  An ninh trật tự luôn được đảm bảo, trong làng có 1 tổ tuần tra gồm 3 thành viên và 1 tổ hòa giải với 8 thành viên. Các tổ là lực lượng nòng cốt của làng trong tuyên truyền tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự tại KDC. Qua bình xét, năm 2015, làng tiếp tục giữ vững làng văn hoá cấp huyện và có 96/116 hộ gia đình văn hóa, đạt 83%.

 

                                                                  

 

                                                           Nguyễn Tuyết (CTV)]

 

 

 

Các tin khác

Lễ hội đu Vôi tại xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2016

(HBĐT) - Ngày 9/3, BCĐ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2015 và triển khai hoạt động phong trào năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phong trào chủ trì hội nghị.

Nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

(HBĐT) - Đó là giải pháp quan trọng hàng đầu sẽ được Hiệp hội Du lịch tỉnh chú trọng thực hiện trong nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm hiện thực hóa những kỳ vọng dành cho du lịch của tỉnh. Để có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Hiệp hội sẽ tích cực vận động sự tham gia và liên kết chặt chẽ giữa các hội viên, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Xác định các sản phẩm du lịch là thế mạnh của địa phương như du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và mạo hiểm, du lịch cộng đồng...

Huyện Mai Châu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

(HBĐT) - Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh có dân số trên 54.000 người gồm 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,35%, dân tộc Mường 17,33%, dân tộc Kinh 11,96% còn lại là dân tộc Mông, Dao, Hoa và Tày.

Toàn tỉnh xây dựng được trên 1.300 CLB gia đình phát triển

(HBĐT) - Ngày 7/3, Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác gia đình năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác gia đình tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Truyền thêm cảm hứng để văn học, nghệ thuật tỉnh tiếp tục thăng hoa

(HBĐT) - “Hòa Bình có nền tảng văn hóa đặc trưng, phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, con người nồng hậu, ấm áp tình quê... tạo nguồn cảm hứng lớn cho các văn, nghệ sỹ. Bởi vậy, khi có sự động viên, khích lệ (dù là rất nhỏ) cũng đủ làm cho họ cảm thấy ấm lòng để nuôi dưỡng niềm đam mê sưu tầm, sáng tác, quảng bá những tác phẩm nghệ thuật nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp cho hôm nay và cho muôn đời sau... - Đó là những lời tâm huyết của ông Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh với trên 200 hội viên, những người “có lửa, có lòng” với nghệ thuật.

Tiếng sáo ôi linh hồn của múa

(HBĐT) - Theo truyền thuyết của người Mường thì sáo ôi (ôống ôi) đã được vua Dần, một nhân vật thần thoại trong trường ca sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” làm nên từ trước khi xảy ra nạn hồng thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục