Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

(HBĐT) - Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) có 100% người dân tộc Mường sinh sống với 642 nhân khẩu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Từ lâu, người dân đã biết trồng bông, dệt vải phục vụ đời sống, làm quà biếu, cho con cái khi lập gia đình và làm trang phục chính tạo nên bản sắc văn hoá riêng trên trang phục dân tộc Mường.

 

  Với những nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm thủ công mà bà con nơi đây tạo nên, tháng 8/2008, HTX Vọng Ngàn đã mời các nghệ nhân dệt của xóm tham gia sản xuất sản phẩm dệt truyền thống. Các sản phẩm dệt của bà con nơi đây đã được tiêu thụ trên thị trường và khách hàng ưa chuộng. Từ sản xuất nhỏ lẻ của các hộ gia đình đã tạo thành vùng sản xuất hàng hoá thổ cẩm truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ, tăng thu nhập cho nhân dân. Đến năm 2011, nghề dệt được Đảng uỷ và chính quyền xã quan tâm, đưa vào nghị quyết nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH. Được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, các cơ quan chức năng, sự nhiệt huyết, đam mê của chị em lao động nữ, đến nay, toàn xóm có 62 hộ tham gia phát triển làng nghề, 68 khung dệt, mở được 5 lớp đào tạo nghề dệt với 130 học viên đã có tay nghề, được cấp chứng chỉ của Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú, đa dạng như: ví, túi sách, khăn, quần áo, ga, đệm, các con thú... được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, trưng bày tại các hội chợ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng; các nghệ nhân được tham quan, học tập kinh nghiệm với nước bạn Lào. 

 Ông Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Vừa qua, chi hội phụ nữ xóm Cóm đã đón bằng công nhận làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của UBND tỉnh. Đây là cơ hội để xóm phát triển nghề dệt theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện sẽ tạo điều kiện mở thêm nhiều lớp đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề, thu hút lao động nữ trẻ tham gia; chú trọng giới thiệu, tiếp thị, tiêu thụ hàng hoá kết hợp với phát triển du lịch văn hoá...  

  Chị Bùi Thị Hội, Chủ tịch Hội PN xã Đông Lai cho biết: Hội Phụ nữ xã và các ngành, đoàn thể sẽ huy động các nguồn vốn từ cá nhân, hộ gia đình kết hợp vay vốn ưu đãi từ các kênh nhằm tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm; tích cực sản xuất, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần phát triển kinh tế.

 

                                                              Hồng Duyên 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Đến với bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) du khách nước ngoài  được trải nghiệm và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đặc sắc của dân tộc Thái.
Tiết mục văn nghê đậm đà bản sắc dân tộc Thái tại lễ hội Xên Mường năm 2016.
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác gia đình tỉnh kết luận hội nghị.

Truyền thêm cảm hứng để văn học, nghệ thuật tỉnh tiếp tục thăng hoa

(HBĐT) - “Hòa Bình có nền tảng văn hóa đặc trưng, phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, con người nồng hậu, ấm áp tình quê... tạo nguồn cảm hứng lớn cho các văn, nghệ sỹ. Bởi vậy, khi có sự động viên, khích lệ (dù là rất nhỏ) cũng đủ làm cho họ cảm thấy ấm lòng để nuôi dưỡng niềm đam mê sưu tầm, sáng tác, quảng bá những tác phẩm nghệ thuật nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp cho hôm nay và cho muôn đời sau... - Đó là những lời tâm huyết của ông Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh với trên 200 hội viên, những người “có lửa, có lòng” với nghệ thuật.

Tiếng sáo ôi linh hồn của múa

(HBĐT) - Theo truyền thuyết của người Mường thì sáo ôi (ôống ôi) đã được vua Dần, một nhân vật thần thoại trong trường ca sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” làm nên từ trước khi xảy ra nạn hồng thủy.

Tiếng chiêng ngày xuân

(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, non nước Hòa Bình lại ngân vang tiếng chiêng. Tiếng chiêng sông núi, âm vang trầm hùng, sâu lắng trong tiềm thức mỗi con người, ca ngợi mùa xuân, đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động, đấu tranh xây dựng của nhân dân ta.

Giao lưu văn nghệ tuyên truyền về Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp

(HBĐT) - Tối 3/3, tại xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi đã diễn ra cuộc giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tuyên truyền về Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”. Chương trình do Hội LHPN huyện Kim Bôi tổ chức.

Đình Trung - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

(HBĐT) - Di tích đình Trung nằm dưới chân núi ông Voi, thôn Minh Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được xây dựng cách đây khoảng 200 năm làm nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân trong thôn, làng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây còn được sử dụng làm trụ sở phục vụ cách mạng. Đình nằm trong hệ thống quần thể di tích đình Thượng, đình Trung, đình Hạ thuộc xã Yên Trị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp đoàn nhạc sỹ sáng tác các bài hát ca ngợi về tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều ngày 3/3, tại Văn phòng Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tiếp đoàn nhạc sỹ sáng tác các bài hát ca ngợi về tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục