Quang cảnh buổi Tọa đàm khoa học.
(HBĐT) - Ngày 3/4, tại huyện Cao Phong, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm khoa học xây dựng bộ chữ Mường vùng Mường Thàng. Tham gia buổi tọa đàm, về phía Viện ngữ có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Về phía tỉnh ta có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Sở VH-TT&DL; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ văn hóa, nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa các xã Dũng Phong, Thu Phong, Yên Thượng, Bình Thanh, Tây Phong.
Tại buổi tọa đàm, đại diện Viện Ngôn ngữ học và các đại biểu đã trao đổi xung quanh các nội dung về cách ghi âm đầu; cách ghi âm đệm; cách ghi âm chính; cách ghi âm cuối; cách ghi thanh đệm và bộ vần so sánh giữa tiếng Mường của Mường Thàng với các Mường Bi, Vang, Động.
Buổi tọa đàm nằm trong các hoạt động thực hiện Đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Ngoài tổ chức tọa đàm, Viện Ngôn ngữ học tổ chức khảo sát điền dã ghi âm cách phát âm tiếng Mường của các vùng. Đến nay, Viện Ngôn ngữ học đã hoàn thành tổ chức tọa đàm tại 4 vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động. Thống nhất được bộ khung cơ bản xây dựng bộ chữ Mường. Định hướng bộ chữ Mường cố gắng hướng đến những điểm chung, cơ bản có thể “dung hòa” được ngữ âm của cả 4 vùng Mường.
PV
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, trong quý I năm 2016 ước tổng số có 750.000 lượt khách đến thăm quan du lịch tại tỉnh ta.
(HBĐT) - Tối ngày 25/3, tại hội trường trường Trung cấp Y tế Hoà Bình, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2016), đồng thời hướng tới kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh (27/3/1958 – 27/3/2016).
(HBĐT) - Cao Phong là vùng đất lịch sử lâu đời, có bề dày văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng. Với những di tích văn hóa khảo cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở các xóm, xã của huyện là một trong những tiềm năng lớn để quy hoạch phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương đã trở thành những điểm đến thăm quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.
(HBĐT) - “Nào mình cùng đi” do Kênh Truyền hình Thiếu nhi và Gia đình Kids & Family TV – VTC11 sản xuất. Đây là một chương trình truyền hình thực tế, dành cho các bạn nhỏ 9 – 11 tuổi tham gia trải nghiệm. Với mỗi chủ đề, 4 nhân vật trải nghiệm cùng ghé thăm một vùng đất, sinh sống trong một gia đình tại địa phương, trải nghiệm đời sống, công việc hàng ngày và tìm hiểu về văn hóa vùng miền tại đây. Chương trình phát sóng lúc 17h30 chủ nhật hàng tuần trên sóng VTC11.
(HBĐT) - Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) khai hội vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, thu hút đông đảo du khách thập phương. Cứ mỗi độ xuân về, hàng ngàn phật tử, du khách lại nô nức trẩy hội, hòa mình vào các hoạt động văn hóa truyền thống, tâm linh hướng thiện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa.
(HBĐT) - Ngày 23/3, tại Sở Văn hoá- Thể thao& Du lịch, Ban Văn hoá- Xã hội& Dân tộc (HĐND tỉnh) đã giám sát việc thực hiện Luật du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia buổi giám sát có đồng chí Hoàng Quang Minh, Uỷ viên thường trực HĐND tỉnh, đại diện các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ngành hữu quan.