Ông Vũ Xuân Cách, Trưởng xóm Nam Thái (ngoài cùng bên trái) trao đổi với người dân để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm trên con đường bê tông trải dài từ đầu đến cuối xóm, ông Vũ Xuân Cách, Trưởng xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) không giấu được niềm vui, tự hào bởi sự thay đổi trên mảnh đất quê hương mà ông đã có trên 50 năm gắn bó.
Ông Cách chia sẻ: Người dân xóm Nam Thái có tới 80% là từ Nam Định lên khai hoang xây dựng kinh tế mới từ những năm 60 của thế kỷ trước. Còn nhớ, khi tôi còn rất nhỏ đã theo gia đình lên đây. Lúc đó, nơi đây là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp. Qua nhiều năm khai hoang, phục hóa, cải tạo đất mới có vùng đất màu mỡ như ngày hôm nay.
Từ 25 hộ lên khai hoang ban đầu, đến nay, xóm Nam Thái đã có 147 hộ với 575 nhân khẩu. Là xóm cửa ngõ của xã Nam Phong, giáp QL6 và xã Tây Phong, người dân phát triển dịch vụ buôn bán nhỏ và buôn bán chợ phiên. Ngay từ đầu đường rẽ vào xã, chúng tôi đã bắt gặp cảnh buôn bán tấp nập, những ngôi nhà xây san sát chứng tỏ đời sống khấm khá của người dân nơi đây. Tuy vậy, theo ông Cách, trong xóm có khoảng 13 hộ buôn bán dịch vụ. Còn lại, nông nghiệp vẫn là thế mạnh trong phát triển kinh tế của xóm. Với giống cây chủ lực là mía trắng và mía tím, cả xóm có 30 ha mía, chưa kể người dân thầu đất nơi khác để trồng. Mỗi ha mía cho thu nhập khoảng hơn 100 triệu đồng. Mấy năm gần đây, nhiều hộ dân đầu tư trồng các loại cây có múi như cam, bưởi với diện tích trên 40 ha. Ngoài ra, người dân còn nấu rượu, làm đậu, tận dụng nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi lợn cho thu nhập khá.
Khi chúng tôi hỏi đến các mô hình phát triển kinh tế của xóm, ông Cách cười vui: Nếu tính các hộ có thu nhập từ một trăm triệu đồng đến vài trăm triệu đồng trên địa bàn xóm nhiều lắm. Trong đó có thể kế đến một số hộ tiêu biểu như gia đình các ông: Trần Văn Viên, Trần Văn Bàn, Phạm Hồng Cầu... Người dân Nam Thái không còn lo nghĩ nhiều đến cái ăn, cái mặc nữa mà chỉ tính chuyện làm giàu. Hiện nay, thu nhập bình quân của xóm đạt 25 triệu đồng/người/ năm. Xóm còn 13 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Cả xóm có hàng chục hộ có ô tô, hầu như gia đình nào cũng có xe máy. 100% hộ có phương tiện nghe, nhìn. Bộ mặt NTM ngày càng rõ nét. Hiện nay, hầu hết đường xóm đã được bê tông hóa. Tối đến điện đường thắp sáng trưng, ANTT được đảm bảo.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng lên. Hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, xóm Nam Thái nhiều năm được công nhận làng văn hóa. Các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa được người dân đồng tình hưởng ứng. Phong trào VH-VN, TD-TT phát triển mạnh. Nhân dân nghiêm túc thực hiện tốt hương ước, quy ước, chấp hành tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Hầu hết các đám cưới, đám tang trong xóm đều được tổ chức giản dị, tiết kiệm, không rườm rà, phô trương, lãng phí. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm. Nam Thái là xóm hiếu học với 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Xóm duy trì 3 dòng họ hiếu học. Số học sinh khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao của xã. Hàng năm, xóm đều trích quỹ khuyến học tổ chức phát thưởng cho học sinh đạt thành tích trong học tập. Nhiều gia đình có con em tốt nghiệp cao đẳng, đại học góp sức xây dựng quê hương. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều hộ dân ở Nam Thái đã hiến đất làm đường GTNT. Giờ đây, làng văn hóa Nam Thái đang trên đà phát triển ngày càng giàu đẹp. Đến Nam Thái, chúng tôi được chứng kiến một vùng đất thanh bình, khang trang, sạch, đẹp, khẳng định sức vươn lên mạnh mẽ của một làng quê đang trong quá trình xây dựng NTM.
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 3/4, tại huyện Cao Phong, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm khoa học xây dựng bộ chữ Mường vùng Mường Thàng. Tham gia buổi tọa đàm, về phía Viện ngữ có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Về phía tỉnh ta có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Sở VH-TT&DL; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ văn hóa, nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa các xã Dũng Phong, Thu Phong, Yên Thượng, Bình Thanh, Tây Phong.
(HBĐT) - Ở một nơi ồn ào phố thị (tổ 3, phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình) có khu phố mà nhiều người quen gọi là “làng rượu cần”. Gọi vậy là bởi tính đến nay vài chục năm có lẻ, các hộ dân nơi đây sống bằng nghề làm rượu cần, bền bỉ giữ cả những nét văn hóa cổ truyền của người Mường Vang (Lạc Sơn) trong đó.
(HBĐT) - Sáng 2/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn tổ chức liên hoan Chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường năm 2016. Tới dự, cổ vũ liên hoan có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, UBND huyện, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên người xưa đều lưu truyền câu nói nổi tiếng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, sự so sánh đó không chỉ xuất phát từ lịch sử của mỗi xứ Mường mà còn là biểu hiện cho nhịp sống văn hóa tinh thần, phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc của mỗi xứ. Mường Bi, một trong những cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Đời sống văn hóa, tinh thần nơi đây luôn thể hiện được những nét đẹp mãi không phai của người Mường.
(HBĐT) - Đoàn Phường Phương lâm, Tp.Hoà Bình vừa tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2016). Tới dự có đại diện Đoàn CA tỉnh, Thành đoàn Hòa Bình, lãnh đạo phường Phương Lâm cùng đông đảo tuổi trẻ và nhân dân trên địa bàn phường.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, trong quý I năm 2016 ước tổng số có 750.000 lượt khách đến thăm quan du lịch tại tỉnh ta.