Đền Bờ mùa lễ hội.
(HBĐT) - Xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành du lịch. Huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả các tuyến, điểm du lịch, đặc biệt là Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch Quốc gia Mai Châu và một số nơi có tiềm năng. Tăng cường sự liên kết với các đơn vị du lịch để hình thành các tour, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm để dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đó là những nội dung cụ thể được nêu rõ trong phần mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2015-2020 ( Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI) và là cơ sở để nhận định: Du lịch tỉnh ta đang trên đà cất cánh!
Tỉnh ta nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km và nằm trong vùng quy hoạch vùng Thủ đô, là một trung tâm du lịch quan trọng nhất của cả nước. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có khu, điểm du lịch được đăng ký đầu tư và từng bước đi vào hoạt động. Trong đó, có một số khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách như: Khu du lịch Chùa Tiên (Lạc Thủy); khu du lịch hồ Hòa Bình; các điểm du lịch cộng đồng người Thái Mai Châu; Khu du lịch cộng đồng người Mường ở Cao Phong, Tân Lạc. Qua nhiều nỗ lực tìm tòi, định hướng, quy hoạch, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tuyến du lịch nội tỉnh được liên kết và kết nối với các tỉnh giáp ranh như: Tuyến TP Hòa Bình - Tân Lạc - Mai Châu; TP Hòa Bình - Kim Bôi- Lạc Thủy; TP Hòa Bình - Cao Phong - Lạc Sơn - Yên Thủy; TP Hòa Bình - Đà Bắc - Pu Canh (tuyến du lịch xanh) và tuyến đường thủy TP Hòa Bình - Cao Phong - Đà Bắc - Mai Châu (trên hồ Hòa Bình). Tuyến du lịch trekkiing (đi bộ) đã được hình thành và đưa vào khai thác gồm: tuyến Mai Châu - Bao La - Piềng Vế - Hang Kia - Pà Cò; tuyến Lạc Sơn - Ngọc Sơn - Tự Do - Tân Lạc - Mai Châu; tuyến Tân Lạc - Pù Bin - Noong Luông - Mai Châu; tuyến tại các điểm du lịch cộng đồng như bản Mỗ, xóm ải, bản Lác, bản Văn, bản Bước... Tuyến du lịch liên tỉnh đã được kết nối gồm: Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu; Hòa Bình - Ninh Bình; Hòa Bình - Quảng Ninh; Hòa Bình - Phú Thọ - Vĩnh Phúc; tuyến du lịch đường thủy từ cảng Tuần Châu (Quảng Ninh) lên Hòa Bình.
Để phục vụ cho phát triển du lịch, tháng 8/2007, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 về “Phát triển du lịch Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015”. Tiếp đó, tháng 11/2012, Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 63 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Năm 2009, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cụ thể hóa các quy định của Luật Du lịch, xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Theo đó, đã có nhiều chương trình, kế hoạch được xây dựng và đưa vào triển khai, thực hiện như: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Hiện, BCĐ Du lịch tỉnh đang chỉ đạo xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình” và “Quy hoạch cụ thể phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030”. Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 theo định hướng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 374 cơ sở lưu trú với 3.291 phòng, trong đó có 34 khách sạn, 235 nhà nghỉ, 105 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn. Trong những năm qua, lượng khách thăm quan, du lịch đến Hòa Bình duy trì mức tăng trưởng bình quân khá cao (20%). Năm 2005, Hòa Bình đón 305.576 lượt khách; năm 2010, đón 1.105.000 lượt khách và năm 2015, lượng khách du lịch đến với Hòa Bình đã đạt 2.568.443 lượt khách. Khai thác, tận dụng những tiềm năng sẵn có, kết hợp với xúc tiến đầu tư, xã hội hóa phát triển du lịch... - du lịch Hòa Bình đã hẹn “mùa quả ngọt”.
Thúy Hằng
Tối 27-4, tại Quảng trường trung tâm thành phố Lai Châu đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2016. Buổi lễ đã thu hút đông đảo đồng bào nhân dân các dân tộc Lai Châu và du khách thập phương tham dự.
(HBĐT) - Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc với 8 huyện, thành phố (108 xã, phường, thị trấn), trên 265 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về QP-AN của đất nước. Ngoài ra, địa phương có vai trò quan trọng khi có hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, trung tâm công nghiệp thủy điện với tổng công suất trên 2.500 MW, cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và cung cấp nước cho vùng đồng bằng sông Hồng về mùa khô, chống lũ về mùa mưa.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương, giai đoạn 2016 - 2020”.
(HBĐT) - Nhắc đến Lai Châu: “Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt/Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều/Tiếng ngựa thồ gõ vào mây rậm rịch/Em gội đầu để suối suốt đời reo” là nhắc đến điểm du lịch mới mẻ, hấp dẫn của du khách ưa tìm về nét hoang sơ khám phá. “Điểm hẹn” cho các nhà đầu tư với tiềm năng xứ núi và hứa hẹn những cơ hội phát triển.
Cố nữ sĩ Xuân Quỳnh và cố nhạc sĩ Thuận Yến đều có tên trong danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực Âm nhạc và lĩnh vực Văn học.
Chiều 25/4, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM đã thay mặt lãnh đạo TP trao bằng khen cho nhà báo Hàn Ni - Phóng viên báo SGGP - Người đầu tiên đưa vụ việc “chủ quán Xin Chào bị khởi tố” ra trước công luận.