Chiêng được ra đời và tồn tại lâu đời trong cuộc sống người Mường. ảnh: Liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

Chiêng được ra đời và tồn tại lâu đời trong cuộc sống người Mường. ảnh: Liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Là sản phẩm được thể hiện qua giá trị vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn và gắn kết trong không gian văn hoá dân tộc Mường thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang tính tập thể, cộng đồng và có sự lan tỏa rộng lớn. Hiện nay, chiêng Mường đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Bài 1: Quá trình ra đời và tồn tại của Chiêng Mường 

Lịch sử hình thành chiêng Mường lần đầu tiên được nhắc đến trong “áng Mo Mường” (Sử thi “Đẻ đất - đẻ nước”) có từ hàng ngàn năm trước đã nói đến việc xuất hiện vai trò của dàn chiêng. Trong tang ma của người Mường, khi ông Mo lắc chuông, vung kiếm, phất quạt làm phép thuật trước quan tài người chết đưa hồn ma lên Mường Trời hầu kiện, dàn chiêng và dàn nhạc vang lên cùng lời để đưa hồn người chết theo chân ông Mo bắt đầu một cuộc hành trình huyền ảo đầy tâm linh trên con đường dài từ trái đất đến tới Mường Trời. Trong 13 ngày đêm đưa ma đi qua 1 chặng đường dưới trần gian rồi mới bước chân tới Mường Trời. Từ Mường Trời thấp, qua Mường Trời giữa đến Mường Trời cao. Trên đường lên Trời khi mo dẫn hồn ma vào nhà Keo Ranh để chuẩn bị “xin tên, chuộc số” ông Mo và hồn ma đã gặp một cảnh tượng rất đặc biệt, “Nhà Keo Ranh là một lâu đài đồ sộ... Trong nhà có hàng chục khu vực, mỗi khu vực chuyên làm một việc: Nơi đan chài, nơi chọi gà, nơi múa hát, nơi đục chạm, nơi nuôi tằm, nơi đánh chiêng. Như vậy, âm nhạc chiêng của dân tộc Mường đã được ghi nhận trong quan niệm tín ngưỡng tâm linh từ hàng ngàn năm trước; văn hoá chiêng còn chiếm lĩnh cả ba tầng Mường Trời. Văn hoá chiêng trong tang lễ còn dẫn lối tiễn đưa hồn người chết về chín tầng địa phủ.  

Có thể nói, ban đầu, chiêng Mường được ra đời xuất phát từ ý tưởng tín hiệu: tiếng hú gọi của muông thú, của con người, tiếng kêu của các nhũ đá và được phát triển, từ những chế tác của con người ra chiêng ống, chiêng pháo được sử dụng bằng ống cây bương, tre xuất xứ từ thiên nhiên. Chiêng và trống đồng ra đời xuất phát từ nhu cầu của những tín hiệu được con người gõ để gọi nhau, để đuổi muông thú, phát những tín hiệu trong cộng đồng dân cư ngày xưa vốn thưa thớt, đi lại khó khăn, địa bàn rừng núi hang động...  

Cùng với sự phát triển của tri thức xã hội loài người, chiêng Mường cũng được phát triển về kiểu dáng, nghệ thuật sử dụng và được quy định cụ thể cho từng hành động, từng sự kiện, sự việc cụ thể trong cộng đồng thông qua việc sử dụng chiêng trong sinh hoạt, lễ nghi, săn bắn, chiến đấu, ma chay, cưới xin, lễ hội gắn liền với từng con người, gia đình, cộng đồng đến dân tộc dần phát triển trở thành một nền nghệ thuật, trở thành không gian văn hoá đa dạng, đặc sắc, phong phú gắn kết cộng đồng dân tộc, dần trở thành quen thuộc, ngấm vào máu thịt của từng người con đất Mường và trở thành biểu tượng giá trị có sự trường tồn với thời gian.  

Đứng ở góc độ vật thể, chiêng Mường cùng với trống đồng là những báu vật, linh thiêng của cộng đồng dân tộc, dòng họ... người sở hữu những vật báu này là thể hiện sự quyền uy, sự giàu sang, đẳng cấp của gia đình dòng họ. Trước đây, trống đồng được nhà lang “Quý tộc Mường” sở hữu, còn chiêng dân tộc Mường được lưu giữ trong các dòng họ, gia đình và được coi là của cải, là vật linh “Chiêng woàng, chiêng bạc”. Chiêng gắn liền với vòng đời của mỗi con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và khi khuất núi về với Mường Ma.  

Ngày nay, những chiếc chiêng, bộ chiêng thuộc quyền sở hữu của từng gia đình, nhiều gia đình có từ 12- 24 chiếc. Nhà có điều kiện sở hữu số lượng nhiều chiêng hơn, chiêng trở thành tài sản, nhạc cụ thuộc gia đình nhưng khi sử dụng trình tấu âm nhạc lại thuộc không gian âm nhạc chiêng của cộng đồng làng xóm. 

(Còn nữa)  

Bài 2: Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường  

 

                                              Hương Lan (TH)

 

Các tin khác

Bạn đọc đến với Ngày hội đọc sách, hưởng ứng ngày Sách Việt Nam được tổ chức tại trường tiểu học Kim Bình (Kim Bôi).
Rừng nguyên sinh bao phủ thác 5 tầng.
Đoàn đại biểu kiều bào Hàn Quốc (ông Lý Thừa Vĩnh, thứ ba từ trái sang và ông Trần Hải Linh, thứ ba từ phải sang) trên quần đảo Trường Sa.
BTC trao giải nội dung thi nghi thức Đội cho các đội xuất sắc tại hội thi.

Kỳ Sơn: Giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

(HBĐT) - Huyện đoàn Kỳ Sơn vừa phối hợp với xã Yên Quang tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016- 2021. Đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể huyện và đông đảo quần chúng nhân dân đã đến xem, cổ vũ cho chương trình.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” ở Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 9/5, tại nhà văn hóa huyện Tân Lạc, Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Liên hoan tuyên truyền, cổ động huyện Tân Lạc năm 2016

(HBĐT) - Ngày 7/5, huyện Tân Lạc đã tổ chức liên hoan tuyên truyền, cổ động năm 2016, hướng tới ngày hội Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh.

Ngày hội thể thao văn nghệ hưởng ứng "Tháng công nhân" KCN Lương Sơn

(HBĐT) - Tối 8/5 Công đoàn các KCN tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ tổng kết Ngày hội thể thao văn nghệ hưởng ứng tháng công nhân KCN Lương Sơn năm 2016. Tới dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, lãnh đạo BQL các KCN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT và DL, UBND huyện Lương Sơn, đại diện lãnh đạo các DN và hơn 2.000 vận động viên, diễn viên, cổ động viên là công nhân lao động KCN Lương Sơn .

Về Tiền Giang ngoạn cảnh chùa Vĩnh Tràng linh thiêng

(HBĐT) - Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như di tích lịch sử ấp Bắc, chợ nổi Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm mang đậm bản sắc vùng Tây Nam bộ. Đặc biệt, một công trình Phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua chính là chùa Vĩnh Tràng.

Mai Châu mùa hoa ban nở

(HBĐT) - Xe vừa đến Tòng Đậu, huyện Mai Châu, một nữ đồng nghiệp đã ồ lên: Kìa... hoa ban. Đúng, hoa ban đã nở trắng những sườn núi phía sau các bản làng của người Thái nơi đây. Ngay phía lề đường gần một trường học của xã, một cây hoa ban xum xuê vươn cao, hoa nở trắng trời mê hoặc lòng người. Tháng 4 này, hoa ban đang là một trong những “đặc sản” làm nên hương vị đặc biệt cho du lịch văn hóa nơi vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục