Khóa dạy bơi cho học sinh Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hà Nội ). Ảnh: DUY LINH

Khóa dạy bơi cho học sinh Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hà Nội ). Ảnh: DUY LINH

Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, khi mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực Đông - Nam Á và cao gấp tám lần các nước phát triển… Đây là vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội.

Hiện nay, theo thống kê, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 900 nghìn ca trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ tử vong mỗi ngày hay hơn 100 trẻ tử vong mỗi giờ. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng… Trong đó, có hơn 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước mỗi năm. Con số này cao nhất khu vực Đông - Nam Á và gấp tám lần so với các nước phát triển, mặc dù tỷ lệ này đã giảm một phần hai so với giai đoạn từ năm 2001 - 2010.

Tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là hai nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em trong nhiều năm qua tại Việt Nam. Mặc dù vậy, nhiều địa phương vẫn chưa thật sự coi trọng việc phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em; nhiều gia đình chưa có nhận thức và dạy kỹ năng phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em dẫn đến những cái chết thương tâm, không đáng có ở trẻ em. Ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao… Trẻ em cần một môi trường sống an toàn, lành mạnh để phát triển. Đó là vấn đề cấp thiết, là trách nhiệm không riêng của cá nhân, gia đình có trẻ em, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em để xây dựng một cuộc sống an toàn cho trẻ.

Trước thực trạng đó, ngày 5-2-2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 234/QĐ-TTg về “Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, giai đoạn 2016-2020”. Trong đó, có mục tiêu dạy kỹ năng an toàn cho trẻ, đưa ra mục tiêu 100% các tỉnh, thành phố phải triển khai chương trình dạy bơi an toàn thí điểm.

Để triển khai chương trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát lại nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, trong đó chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích, như: cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ… Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em; nhất là điều kiện về hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương. Các địa phương cần rà soát lại các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phòng, ngừa kịp thời, bảo đảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi.

Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho rằng, để tổ chức tốt việc phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em sẽ liên quan đến vấn đề kinh phí. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, đã có nhiều địa phương có những sáng kiến, mô hình hay để dạy bơi cho các em mà không quá tốn kém, phù hợp với điều kiện địa phương. Có những địa phương ngăn khúc sông, ao hồ thành nhiều ô để dạy bơi cho các em; xây dựng mô hình bể bơi “thông minh” di động… có chi phí thấp nhưng hiệu quả lại cao. Quan trọng hơn là các địa phương phải có các biện pháp, sáng kiến phòng, chống tai nạn, thương tích phù hợp với điều kiện, đồng thời phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan. Đây là trách nhiệm không của riêng ai, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Cùng với đó, là việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, để họ có thể trang bị cho con em mình các kiến thức, kỹ năng cơ bản bảo vệ bản thân, phòng, chống tai nạn thương tích…

Tháng Hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng,   chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển.

 

                                         Theo Baonhandan

 

Các tin khác

Phụ nữ xã Phú Minh (Kỳ Sơn) thường biểu diễn chiêng Mường trong các ngày lễ lớn trên địa bàn. ảnh: H.L
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở LĐ, TB & XH, huyện Kim Bôi trao xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại buổi lễ.
Bà Quách Thị Kiều – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ công tác gia đình huyện trao giấy khen cho gia đình đạt giải nhất hội thi.
ĐVTN huyện Lạc Sơn nghiên cứu tìm hiểu các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Nhà thiếu nhi tỉnh khai mạc các hoạt động hè năm 2016

(HBĐT) - Sáng 31/5, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức chương trình vui Tết Thiếu nhi 1/6 và khai mạc các hoạt động hè năm 2016. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn và đông đảo phụ huynh, thiếu niên, nhi đồng thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016

(HBĐT) - Ngày 30/5, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016. Dự lễ phát động có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể của huyện.

Liên hoan văn nghệ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

(HBĐT) - Huyện đoàn Lạc Sơn vừa tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đến dự có đại diện lãnh đạo huyện Lạc Sơn, cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.

Thực nghiệm dạy- học bộ chữ Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 28- 29/5, tại hội trường Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban chủ nhiệm Đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình” tổ chức thực nghiệm dạy- học bộ chữ Mường cho các cán bộ, công chức, viên chức là người Mường thuộc một số sở, ban, ngành của tỉnh. Tham gia lớp học có lãnh đạo Tỉnh ủy; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Chủ nhiệm Đề tài.

Tản mạn cùng Facebook

(HBĐT) - Chưa bao giờ lượng người sử dụng facebook lại đông đảo và “trăm hoa đua nở” như hiện nay. Chỉ cần chiếc điện thoại có tính năng kết nối In-tơ-nét là mọi chuyện ổn. Khoảng cách về không gian và thời gian được kéo lùi lại. Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến cho phép mọi người kết nối với nhau; được xem là tài khoản ảo trên mạng phản ánh cuộc đời bên ngoài chân thực nhất. Trên thế giới, số người chơi facebook lên đến trên tỷ người. Còn ở nước ta, theo thống kê chưa đầy đủ, nhưng số tài khoản lên đến 50 triệu. So với các nước trên thế giới, tỷ lệ dùng facebook của nước ta thuộc diện “khủng”...

Dạy chữ, rèn người - nét đẹp trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Dao Đà Bắc

(HBĐT) - Với 7 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống ở 11 huyện, thành phố, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số : Thái, Dao, Mông, Tày... đã góp phần làm cho nền văn hóa tỉnh ta thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. ở huyện vùng cao Đà Bắc, trong khi chữ Hán - Nôm dân tộc Dao có nguy cơ bị mai một thì năm 2008, lớp truyền dạy chữ Hán - Nôm dân tộc Dao đầu tiên được mở tại xóm Dưỡng, xã Vầy Nưa thu hút đông đảo người dân tham gia. Điều đáng quý là trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các lớp dạy chữ Dao ở Đà Bắc vẫn tiếp tục được duy trì.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục