Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng), UBND xã Phú Lai, huyện Yên Thủy tổ chức khai hội đình Xàm năm 2025.
Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), quận Đống Đa tổ chức Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn.
Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.
Đền Chúa Thác Bờ nằm trong khu du lịch hồ Hoà Bình là điểm du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng. Vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng của nơi được ví như "Vịnh Hạ Long” trên cạn, cùng bản sắc văn hoá các dân tộc Mường, Dao, Tày và sự linh thiêng của khu di tích đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều người dân trong tỉnh và du khách thập phương mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Sáng 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh và đông đảo người dân, du khách.
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, các bản làng ở 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động lại hân hoan mở hội. Cùng với bảo tồn, phục dựng các lễ hội thì nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo được tái hiện, tạo ấn tượng và sức hút với người dân cùng đông đảo du khách.
Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian keng loóng gắn liền với sự tồn tại, phát triển của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Trải qua thời gian dài gắn liền với đời sống người dân, từ công cụ lao động phổ biến hàng ngày, keng loóng trở thành hình thức nghệ thuật đặc sắc nhờ tạo nên những âm hưởng giàu cảm xúc, đầy cuốn hút.
Hoà chung không khí hân hoan đón chào năm mới, người dân xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bước vào năm mới Ất Tỵ với niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao được cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy. Về chữ viết, dân tộc Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá và gọi là chữ Nôm Dao. Dành trọn tâm huyết, hiện nay, một số người cao tuổi dân tộc Dao ở xóm Thung Dao Bắc miệt mài truyền dạy vốn quý của dân tộc. Từ đó góp phần giúp thế hệ trẻ dân tộc Dao thêm hiểu biết, trân trọng, tự hào, cùng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
Hòa Bình là vùng đất sử thi không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, giàu trầm tích văn hóa ẩn chứa trong đất, trong Mường được lưu danh với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hơn thế, con người Hòa Bình chân tình, nồng hậu, mến khách…, tất cả tạo nên nét riêng, vốn có, tạo sức hút, nguồn cảm xúc để các thi sĩ, nhạc sĩ ghép nên những vần thơ, điệu nhạc say đắm lòng người.
Những trò chơi trong lễ hội dân gian Mường nói chung thường rất sơ khai, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống (đi cà kheo, bắn nỏ, đu tre, đẩy gậy), mang tính cầu sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt tươi (ném còn, đánh khăng, đánh cù, đánh mảng…). Trò chơi dân gian của người Mường có thể chia làm 2 loại: Vui chơi sinh hoạt cộng đồng kết hợp thi đấu và cầu sinh thực khí (tín ngưỡng phồn thực).
Dịp cận Tết Nguyên đán, du khách gần xa háo hức đến huyện vùng cao Đà Bắc để có những trải nghiệm văn hóa độc đáo như học gói bánh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tập viết chữ Tày cổ hoặc đắm say trong những làn điệu khắp Tày…
Trong đêm chờ đón thời khắc giao thừa, cùng với thành phố Hòa Bình, các huyện trong tỉnh đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào đón năm mới. Nhân dân các địa phương nô nức đổ về trung tâm diễn ra các sự kiện để cùng chào đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc.
Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.
Tối 28/1 (tức 29/12 âm lịch, đêm giao thừa), tại Quảng trường Hòa Bình, chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh cùng đông đảo Nhân dân thành phố Hòa Bình.