Lực lượng an ninh Bra-xin tiến hành diễn tập bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích Rio 2016.

Lực lượng an ninh Bra-xin tiến hành diễn tập bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích Rio 2016.

Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa Thế vận hội 2016 sẽ khai mạc tại thành phố Ri-ô đề Gia-nây-rô (5-8), những diễn biến mới trên chính trường Bra-xin và âm mưu tấn công khủng bố đã phủ bóng lên sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

 

Theo BBC, ngày 29-7, Bộ Tư pháp Bra-xin thông báo cựu Tổng thống nước này Lu-la đa Xin-va (Lula da Silva), 70 tuổi, và 6 người khác đã chính thức bị truy tố về tội cản trở công lý. Theo cáo buộc của cơ quan công tố, các nhân vật trên đã cố tình ngăn cản ông Nê-xto Xê-vê-rô (Nestor Cervero), cựu Giám đốc phụ trách vấn đề quốc tế của Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Bra-xin Petrobras, giao nộp các bằng chứng và khai báo những gì xảy ra bên trong đường dây tham nhũng của tập đoàn này. Ngoài ra, ông Lu-la đa Xin-va cũng bị điều tra do bị cáo buộc nhận các khoản hối lộ của Petrobras. Bộ trưởng Tư pháp Bra-xin R.Gia-nốt (Rodrigo Janot) cáo buộc cựu Tổng thống Lu-la đa Xin-va đóng vai trò quan trọng trong vụ bê bối Petrobras, gây tổn thất hơn 2 tỷ USD cho tập đoàn dầu khí quốc gia này. Ông R.Gia-nốt nhấn mạnh rằng, tham nhũng không thể diễn ra mà không có sự tham dự của ông Lu-la đa Xin-va.

 

Vụ bê bối Petrobras bị phanh phui từ tháng 3-2014 đã gây chấn động chính trường Bra-xin. Hơn 100 cá nhân chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Bra-xin. Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang nằm trong diện bị điều tra. Vụ bê bối Petrobras cùng với tình trạng suy thoái của nền kinh tế đã khiến Bra-xin rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay khi bà Đin-ma Rút-xép (Dilma Rousseff), đồng minh chính trị của ông Lu-la đa Xin-va, bị đình chỉ chức vụ Tổng thống và đang trong quá trình bị điều tra tại Thượng viện vì cáo buộc vi phạm các quy định về luật ngân sách chính phủ. Cho đến nay, ông Lu-la đa Xin-va luôn bác bỏ các cáo buộc, cho rằng những hành động pháp lý chống lại ông nhằm phá hoại uy tín của bản thân ông cũng như sức ảnh hưởng của đảng Lao động cánh tả của ông và bà Đin-ma Rút-xép. Giới quan sát lo ngại rằng diễn biến chính trị mới này có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo lực ở Bra-xin trong khi Ô-lim-pích 2016 đang đến gần.

 

Trong bối cảnh đất nước đang đối diện với khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng như hiện nay, người dân Bra-xin cũng không mấy mặn mà với sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Hãng tư vấn Datafolha công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 63% người được hỏi cho rằng Ô-lim-pích 2016 chỉ tạo thêm gánh nặng cho kinh tế Bra-xin.

 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố tại Pháp và Đức mới đây, việc bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích 2016 đã thực sự trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách Bra-xin. Ngày 29-7, cảnh sát Bra-xin thông báo đã bắt giữ một thanh niên bị nghi có liên hệ với nhóm 12 người vừa bị bắt giam mới đây do âm mưu tiến hành tấn công khủng bố tại Ô-lim-pích 2016. Vụ bắt giữ diễn ra sau khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn nhóm 12 người tuyên bố ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bộ trưởng Nội vụ Bra-xin A.Mô-ra-ết (Alexandre Moraes) khẳng định, những kẻ bị bắt không phải là một tổ chức chuyên nghiệp, song chúng đều tuyên thệ trung thành với IS và liên kết với nhau qua internet. Những kẻ tình nghi đã lên kế hoạch mua vũ khí để thực hiện khủng bố tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh lần đầu được tổ chức tại Nam Mỹ. Theo AP, Bra-xin đã huy động 85.000 cảnh sát và binh lính để bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích 2016, nhiều gấp đôi so với lực lượng an ninh được huy động tại Ô-lim-pích 2012 ở thủ đô Luân Đôn của Anh cách đây 4 năm. Ngoài ra, nước này cũng sẽ sử dụng các thiết bị an ninh tối tân và điều động hàng chục nghìn lính đặc nhiệm phục vụ công tác an ninh.

 

                                                                                    Theo QĐND

Các tin khác

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam H.Phư-ca-đa:
12 ứng viên tham gia tranh cử chức Tổng Thư ký LHQ(Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova - thứ 2 từ trái sang; ông Antonio Guterres - ngoài cùng, hàng dưới)
Các đối tượng buôn bán và sử dụng ma túy Philippines ra đầu thú cảnh sát hồi giữa tháng 7
Bên ngoài cơ sở chăm sóc người khuyết tật sau vụ tấn công.

ASEAN không nhắc đến phán quyết ''đường lưỡi bò'' trong tuyên bố chung

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á hôm nay ra tuyên bố chung nhưng không nhắc đến Trung Quốc hay phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò".

G20 sẽ sử dụng vũ khí "chính sách" để bảo đảm tăng trưởng hậu Brexit

Reuters cho biết, chiều 24-7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bế mạc tại Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Châu Âu đối mặt với cơn ác mộng thứ ba trong vòng 8 ngày

Một tay súng đã nã đạn tại trung tâm mua sắm đông đúc ở thành phố Mu-ních, miền Nam nước Đức, làm 9 người chết, ít nhất 16 người bị thương, trước khi tự sát...

Lộ diện gương mặt sáng giá nhất cho chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc

Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã chính thức khởi động với cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đối với 12 ứng cử viên, diễn ra ngày 21-7. Mặc dù kết quả cuộc bỏ phiếu kín chưa nói lên điều gì, nhưng sẽ giúp các ứng viên định hình được vị thế của mình trong cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều gay cấn này...

Phán quyết của Tòa Trọng tài có ý nghĩa lịch sử quan trọng

Trao đổi với phóng viên TTXVN, GS G.Hi-rô-hi-đê, chuyên gia về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Á - Phi, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ Tô-ki-ô (Nhật Bản) cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Theo ông, phán quyết đã bám sát luật pháp quốc tế và được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.

Châu Âu trước những “con sói cô độc”

Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, châu Âu bị rúng động bởi 2 vụ tấn công gây nhiều thương vong. Trong khi dư luận chưa hết bàng hoàng trước vụ tấn công kinh hoàng tối 14-7 ở thành phố biển Nít-xơ, miền Nam nước Pháp khiến ít nhất 84 người thiệt mạng, đêm 18-7, lại xảy ra một vụ tấn công bằng rìu và dao trên tàu chở khách ở bang Ba-va-ri-a, miền Nam nước Đức khiến 4 người bị thương nặng. Điểm chung của 2 vụ tấn công kể trên là chúng đều được thực hiện bởi những “con sói cô độc” và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều lên tiếng nhận trách nhiệm. Sống chung với lũ?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục