Indonesia đã tiến hành bắt giữ hai tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép tại khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna, nơi Jakarta tuyên bố chủ quyền, Kyodo đưa tin ngày 22/9.

 

Indonesia từng đánh đắm nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển của nước này (Ảnh minh họa: Reuters)
Indonesia từng đánh đắm nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển của nước này (Ảnh minh họa: Reuters)

“Gần đây, cảnh sát (Indonesia) đã bắt hai tàu Trung Quốc ở Natuna”,Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti ngày 22/9 cho biết. Tuy nhiên, bà Susi từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc này.

Đây là vụ bắt giữ tàu Trung Quốc đầu tiên của Indonesia kể từ khi Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết bác yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông hồi giữa tháng 7. Tuy nhiên, trước đó Indonesia đã từng nhiều lần tuyên bố bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Natuna.

Nữ Bộ trưởng Indonesia cho biết có rất nhiều tàu nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp, không thông báo hoặc không tuân thủ theo nguyên tắc xung quanh quần đảo Natuna. Chỉ tính riêng trong vòng 6 tháng qua, Indonesia đã bắt giữ 30 tàu cá xâm phạm vào lãnh hải của nước này.

Ngày 21/9 vừa qua, Bộ trưởng Susi Pudjiastuti cho biết Indonesia và Mỹ đã lên kế hoạch tuần tra chung ở xung quanh khu vực bên ngoài lãnh hải của Indonesia nhằm chống lại nạn đánh bắt trái phép và buôn người. Ngoài ra, Jakarta cũng tăng cường biện pháp phòng thủ quanh quần đảo Natuna do lo ngại Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực này thời gian gần đây.

Indonesia gần đây tăng cường khả năng phòng thủ ở vùng biển Natuna, giáp với Biển Đông. Đây là khu vực Jakarta tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế, nơi một phần bị "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc chồng lấn lên. Jakarta cũng từng lên tiếng phản đối yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông mặc dù không phải là một bên tranh chấp tại khu vực này.

 

                                                                Theo Dân trí

 

 

Các tin khác


Căng thẳng tại Campuchia: Nhượng bộ hay đối đầu?

Tối qua, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng đối lập lớn nhất nước này, ở Phnom Penh vào trước ngày có thông tin lan truyền đảng này sẽ tổ chức “tổng biểu tình” trên toàn quốc.

Nga, Mỹ nhất trí kéo dài lệnh ngừng bắn mong manh tại Syria

Về dài hạn thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ, Nga gia hạn có thể sẽ không dẫn đến một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc chiến Syria.

Nhật Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào đầu năm tới

Ngày 14/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo, Nhật Hoàng Akihito và Phu nhân Michiko sẽ đến thăm Việt Nam vào đầu 2017.

Triều Tiên: Lũ lụt khiến 133 người chết, gần 400 người mất tích

Báo cáo của Liên hợp quốc hôm 12-9 cho biết, lũ lụt do mưa lớn ở đông bắc CHDCND Triều Tiên đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 133 người, khiến 395 người mất tích cùng hàng chục nghìn ngôi nhà và cơ sở hạ tầng quan trọng bị tàn phá.

Italy tiếp tục là “điểm nóng” của dòng người di cư vào châu Âu

Bộ Nội vụ Italy ngày 12-9 cho biết, khoảng 124.500 người di cư đã đến quốc gia này kể từ đầu năm 2016 đến nay, vượt con số 122.000 người di cư trong cả năm 2015.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với Mỹ giải phóng Raqqa từ tay IS

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tham gia bất kỳ sáng kiến nào của Mỹ đề xuất để đẩy lùi tổ chức tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) khỏi thành phố Raqqa, nơi vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của các tay súng IS và được xem là "thủ đô" của chúng ở Syria.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục