Sáng 22/2 tại cố đô Luang Prangbang, Bắc Lào, đã khai mạc Diễn đàn các bên lên quan khu vực về Hội đồng nghiên cứu và dự án thủy điện Pak Beng với chủ đề “Chia sẻ, lắng nghe và hành động.”

 

                                  Quang cảnh diễn đàn

 

Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Sommath Pholsena; Giám đốc Ủy hội sông Mekong (MRC) Phạm Tuấn Phan; đại diện các Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan; các đối tác phát triển; đại diện các quốc gia hạ lưu sông Mekong; các tổ chức phi chính phủ (NGOs); Các viện nghiên cứu khu vực và quốc tế và đông đảo giới báo chí truyền thông.

Đây là một diễn đàn mở, nằm trong khuôn khổ Quy trình Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) diễn ra trong hai ngày 22-23/2 với mục đích phổ biến thông tin về quá trình tham vấn trước của dự án thủy điện Pak Beng.

Tại diễn đàn, các bên sẽ tập trung thảo luận vào hai nội dung chính là phổ biến các khái niệm, luận cứ, luận chứng liên quan đến việc nghiên cứu đánh giá về tác động của dự án thủy điện nói chung để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá đối với dự án thủy điện Pak Beng; trao đổi và thảo luận sâu về dự án thủy điện Pak Beng.

Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ nghe các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện quá trình tham vấn của dự án Xayaboury và Don Sahong; các mục tiêu của việc tham vấn thủy điện Pak Beng; chiến lược phát triển thủy điện bền vững của Lào nói chung và của dự án thủy điện Pak Beng nói riêng; đánh giá kỹ thuật theo kế hoạch của dự án thủy điện Pak Beng liên quan đến các vấn đề an toàn đập, dòng chảy, thủy văn, tác động kinh tế-xã hội và môi trường; đưa ra các đề xuất và các kiến nghị liên quan đến tiến trình tham vấn, đánh giá dự án thủy điện Pak Beng và Quy trình Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) của dự án thủy điện Pak Beng.

MRC sẽ giới thiệu những nét khái quát về thủy văn, nguồn nước (bao gồm tác động của biến đổi khí hậu), hệ sinh thái, tài nguyên sinh học; phương pháp đánh giá tác động kinh tế, xã hội; giới thiệu tổng quan về quy trình tham vấn trước; mục tiêu và lộ trình thực hiện quy trình tham vấn trước của Thủy điện Pak Beng, cũng như các công việc sau quy trình tham vấn trước.

Đại diện Nhà đầu tư phát triển dự án-công ty Datang Internationl Power Generation của Trung Quốc trình bày tổng quan về dự án thủy điện Pak Beng.

Bên cạnh đó, MRC cũng sẽ giới thiệu về cách tiếp cận, phạm vi và phương pháp luận để xem xét, đánh giá kỹ thuật đối với Dự án thủy điện Pak Beng trên các góc độ: thủy văn/trầm tích, hệ sinh thái, tài nguyên sinh học, an toàn đập, dòng chảy, các tác động về mặt kinh tế, xã hội và các vấn đề xuyên biên giới.

Bộ trưởng Sommath Pholsena cho biết: “Đây là một cơ hội để trao đổi tham vấn với các nước thành viên MCR cũng như các đối tác phát triển, để đảm bảo lợi ích tối đa cho người dân Lào cũng như người dân các nước lưu vực sông Mekong. Để đảm bảo dự án đập thủy điện Pak Beng đúng theo tiêu chuẩn về môi trường cũng như nhiều vấn đề khác giống như đập thủy điện Xayaboury “chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ về thiết kế kỹ thuật và lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia cũng như các nước bạn là thành viên MCR.”

Ông Sommath Pholsena khẳng định: “Dư luận không nên quá lo lắng về các tác động từ dự án đập thủy điện Pak Beng, chúng tôi sẽ phải đảm bảo và phải chịu trách nhiệm đối với người dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Đây là nhiệm vụ của chính phủ Lào cũng như của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào.”

Nằm tại huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay (Bắc Lào), thủy điện Pak Beng có công suất lắp đặt là 912MW, sản xuất điện trung bình/năm là 4,775 GWh. Đây là thủy điện thứ 3 nằm trên dòng chính sông Mekong sau thủy điện Sayabouly và Don Sahong. Tháng 11/2016, Chính phủ Lào đã chính thức nộp hồ sơ thủy điện Pak Beng lên Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) để tiến hành thủ tục tham vấn trước và đến 20/12/2016, quy trình tham vấn kéo dài 6 tháng này đã chính thức bắt đầu./. 

 

                                                   TheoVietnamPlus

Các tin khác


Biểu tình bạo lực lan rộng tới thủ đô Paris

Hai tuần sau khi xảy ra vụ cảnh sát trấn áp một thanh niên da màu bằng dùi cui và xâm hại tình dục ở thành phố ngoại ô Aulnay-sous-Bois, làn sóng biểu tình đã lan tới quận 18 của Paris trong đêm 15-2 và sáng sớm nay, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay để giải tán.

Hoàn thành trùng tu Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại tỉnh Takeo

Ngày 15-2, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ hoàn thành trùng tu và tôn tạo Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Takeo, nơi giáp biên giới với tỉnh An Giang của Việt Nam.

Khai mạc cuộc tập trận Hổ mang Vàng lần thứ 36 tại Thái-lan

Ngày 14-2, tại Căn cứ hải quân Sattahip, tỉnh Chonburi, miền đông Thái-lan, diễn ra lễ khai mạc cuộc tập trận Hổ mang Vàng lần thứ 36 (Cobra Gold 2017) dưới sự đồng chủ trì của Thái-lan và Mỹ. Đây là cuộc tập trận đa phương lớn nhất châu Á được tổ chức hằng năm tại nhiều địa phương của Thái-lan.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 13-2 đã lên án vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên hồi cuối tuần qua, hối thúc các thành viên “tăng gấp đôi nỗ lực” để thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.

Triều Tiên xác nhận thử thành công tên lửa đạn đạo

CHDCND Triều Tiên ngày 13-2 khẳng định, nước này đã thử thành công một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới một ngày trước đó.

NATO sẽ can thiệp sâu hơn vào cuộc khủng hoảng ở U-crai-na?

Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này đang thảo luận với Pháp, Nga và U-crai-na để tổ chức một cuộc gặp của "bộ tứ Noóc-măng-đi" (Normandy) nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền Đông U-crai-na, sau khi giao tranh bùng phát tại vùng giới tuyến ở Đôn-bát (Donbass) khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có cả dân thường... Ý tưởng tốt, thực hiện khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục