Hai tuần sau khi xảy ra vụ cảnh sát trấn áp một thanh niên da màu bằng dùi cui và xâm hại tình dục ở thành phố ngoại ô Aulnay-sous-Bois, làn sóng biểu tình đã lan tới quận 18 của Paris trong đêm 15-2 và sáng sớm nay, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay để giải tán.
Đám đông tụ tập tại bến tàu điện ngầm ở quận 18. Ảnh: AFP Theo lực lượng cảnh sát, có khoảng 400 người tham gia hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng của các nhóm chuyên tụ tập để đập phá, cướp bóc và tấn công lực lượng an ninh. Nhằm ngăn chặn các hành động đốt phá, đập xe và cướp các cửa hàng, cảnh sát đã dùng đạn hơi cay để giải tán đám đông mang theo các khẩu hiệu "công lý cho Théo," "đoàn kết với các vùng ngoại ô" hay "cảnh sát phân biệt chủng tộc". Lo ngại tình hình diễn biến phức tạp, lực lượng cảnh sát đề nghị người dân tránh khu vực bến tàu điện ngầm Barbes-Rochechouart ở đông bắc Paris, đồng thời chặn đoàn biểu tình di chuyển về khu vực trung tâm của quận 18. Những hình ảnh chiếu trên kênh tin tức BFM cho thấy, đến khoảng 7 giờ sáng, biểu tình biến thành bạo lực khi một số phần tử quá khích bịt mặt hoặc đeo mặt nạ ném các chai lọ về phía cảnh sát, đốt cháy các thùng rác. Một giờ sau, đám đông biểu tình được giải tán nhưng báo Le Parisien cho biết có xảy ra các vụ phá hoại tại một số khu vực khác ở Paris và có thể liên quan đến cuộc biểu tình ở quận 18. |
Cũng trong tối 15-2, đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống lại bạo lực của cảnh sát diễn tại thành phố Rouen ở miền bắc nước Pháp. Khoảng 150 người tham gia biểu tình, rồi một số đã đụng độ với cảnh sát, đập phá nhiều cửa hàng. Tại thành phố Lille cũng ở phía bắc, khoảng 500 người biểu tình đã gây ra một số thiệt hại.
Biểu tình và bạo lực bắt đầu lan rộng từ khi xảy ra vụ trấn áp ngày 2-2 tại thành phố ngoại ô Aulnay-sous-Bois ở phía đông bắc Paris. Sau khi được đưa vào viện cấp cứu, nạn nhân, 22 tuổi, đã gửi đơn kiện bốn cảnh sát vì tội sử dụng bạo lực quá mức cho phép và “có ý đồ hiếp dâm”. Cơ quan điều tra Pháp phải ra lệnh đình chỉ nhóm cảnh sát này để điều tra, tuy nhiên kết quả điều tra ban đầu cho thấy không có đủ bằng chứng để kết tội xâm hại tình dục.
Vụ trấn áp này đã thổi bùng cơn giận dữ của cư dân tại các khu ngoại ô thuộc tỉnh Seine Saint Denis hay còn gọi là vùng 93 ở phía bắc Paris. Nhiều người lên án tình trạng quá lạm dụng của cảnh sát khi tiến hành kiểm tra giấy tờ ngẫu nhiên, đặc biệt nhằm vào người da màu ở đây. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ nạn nhân Théo diễn ra liên tục, rồi dẫn tới làn sóng bạo lực có dấu hiệu mất kiểm soát khi lan sang nhiều tỉnh thành phố khác. Nhiều phần tử quá khích lợi dụng biểu tình để đốt phá xe, cửa hàng, cướp bóc và khiêu khích lực lượng an ninh.
Tình hình vẫn diễn biến phức tạp khiến chính phủ Pháp lo ngại nguy cơ tái diễn tình trạng bạo lực như năm 2005 cũng ở vùng 93. Ngày 14-2, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới thăm thành phố Aubervilliers, một trong những điểm nóng về các tệ nạn xã hội của tỉnh Seine Saint-Denis để trấn an người dân. Ông Hollande khẳng định công lý sẽ được thực thi, đồng thời kêu gọi sự hoà giải giữa người dân và lực lượng cảnh sát. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Bruno Le Roux cũng có mặt ở tỉnh Val d’Oise, nơi cũng diễn ra các cuộc biểu tình kèm theo bạo lực, để kiểm tra tình hình.
Sau khi xảy ra các vụ tiến công khủng bố đẫm máu ở Paris và ngoại ô vào tháng 11- 2015, tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn nước Pháp. Nhiều nghị sĩ và chuyên gia về an ninh đã đưa ra lời cảnh báo rằng việc siết chặt an ninh và tăng thêm quyền cho cảnh sát có thể dẫn tới nguy cơ bùng phát bạo lực như năm 2005 ở các vùng ngoại ô có đa số là dân nhập cư nghèo.
Trong mấy năm qua, chính phủ Pháp đã đầu tư hàng tỷ euro vào các khu vực ngoại ô nghèo nhưng chưa có nhiều thay đổi tích cực. Báo cáo trình chính phủ giữa năm 2015 cho thấy kể từ năm 2005, tình hình ở các khu vực ngoại ô phía bắc ngày càng phức tạp hơn. Trước kia chỉ có các băng nhóm cướp bóc thì nay là nơi trú ẩn của các phần tử khủng bố. Điển hình là những vụ tiến công khủng bố trong năm 2015 đều do những tên xuất thân từ các gia đình nhập cư nghèo sống ở các vùng ngoại ô phía bắc. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là người dân ở các khu vực này bị phân biệt đối xử, có mức sống kém hơn so với người dân ở đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ít nhất 2 lần so với các khu vực khác của nước Pháp. Vòng luẩn quẩn vẫn tiếp diễn và rất nhiều thanh niên có tư tưởng kiếm tiền bằng con đường tội phạm như trấn lột, móc túi, cướp, đập xe lấy đồ và tất nhiên cả việc tham gia hoạt động khủng bố.
Kinh tế không phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bạo lực tràn lan. Nhiều chuyên gia cho rằng sự phân biệt đối xử và thường xuyên bị cảnh sát trấn áp quá mức dẫn đến tư tưởng dễ phản ứng tiêu cực và bạo lực. Bên cạnh đó, dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, đào tạo nghề cũng không được chú trọng như các nơi khác. Chính vì vậy, chính quyền Pháp sẽ phải có các giải pháp để xử lý triệt để các vấn đề ở những khu ngoại ô nghèo, nếu không sẽ tiếp diễn tình trạng bạo lực khó kiểm soát.
TheoNhandan
Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này đang thảo luận với Pháp, Nga và U-crai-na để tổ chức một cuộc gặp của "bộ tứ Noóc-măng-đi" (Normandy) nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền Đông U-crai-na, sau khi giao tranh bùng phát tại vùng giới tuyến ở Đôn-bát (Donbass) khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có cả dân thường... Ý tưởng tốt, thực hiện khó.
Một số quan chức Mỹ vừa nhậm chức đã có một vài tuyên bố cứng rắn về chính sách của Mỹ ở biển Đông khiến dư luận lo ngại căng thẳng sẽ gia tăng tại biển Đông trong năm 2017, thậm chí nhiều phương tiện truyền thông còn cho rằng có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, sau đó cũng các quan chức Mỹ đã tuyên bố muốn giải quyết các vấn đề tại biển Đông bằng giải pháp hòa bình.
Chỉ còn gần ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Tuy nhiên, vụ bê bối liên quan đến vợ con của ứng cử viên của phe trung hữu, cựu Thủ tướng Phrăng-xoa Phi-ông (Francois Fillon), đã báo hiệu những biến động khó lường trên chính trường Pháp hiện nay.
Trong báo cáo thường niên được công bố ngày 6-2, các điều tra viên Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, có tất cả 3.498 dân thường thiệt mạng và 7.920 người khác bị thương trong cuộc xung đột tại Afghanistan năm 2016, tăng 3% so với năm 2015. Trong đó, hơn 3.500 nạn nhân là trẻ em.
Chưa đầy 1 ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ nộp đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm liên bang phản đối phán quyết của thẩm phán liên bang ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước, Tòa phúc thẩm Mỹ ngày 5-2 đã bác bỏ kháng cáo, đồng nghĩa với việc tiếp tục ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh.
Theo Tổng thống Putin, giới lãnh đạo Ukraine không sẵn sàng thực thi thỏa thuận Minsk và đang kiếm cớ để không thực hiện thỏa thuận này.