Ngày 20-2, theo hãng tin Reuters, tại Brussels, hai quan chức cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, khối này đang làm đơn giản hóa thủ tục thị thực và tăng cường viện trợ kinh tế cho Tunisia và Ai Cập để đổi lấy hoạt động trục xuất “những người di cư không mong muốn đến từ châu Phi” diễn ra trôi chảy hơn.
Thuyền chở người di cư được giải cứu gần thị trấn ven biển Gharaboli, TP Tripoli, Libya, tháng 11-2014. (Ảnh: Reuters) EU nhất trí các biện pháp hạn chế người di cư đến từ Libya - địa điểm người di cư thường đến để tìm đường tới châu Âu. Mặt khác, EU cũng đang hướng tới làm việc với các nước láng giềng của Libya là Ai Cập và Tunisia về vấn đề di cư. Được biết, số lượng người di cư khởi hành từ Ai Cập và Tunisia rất nhỏ so với Libya, nhưng Ai Cập đã đưa ra yêu cầu cao cho bất cứ sự giúp đỡ nào từ Cairo. “Ai Cập quan tâm hai vấn đề, đó là ổn định kinh tế - xã hội và an ninh. Những vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau... Do vậy, chúng tôi đang thảo luận về việc tổ chức cuộc đối thoại để xem xét vấn đề này, để làm việc có lợi cho cả người di cư và người Ai Cập xuất thân từ những nhóm người có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất”, một quan chức EU tới Cairo trong tháng 1 vừa qua để tham gia đàm phán về vấn đề di cư cho biết. Dự kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập sẽ tới Brussels trong hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao EU diễn ra vào ngày 6-3 sắp tới. Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa EU và Tunisia tập trung nội dung làm đơn giản hóa thủ tục thị thực, đổi lại EU sẽ có được thỏa thuận nhằm trục xuất những người Tunisia hoặc người mang quốc tịch khác đến từ Tunissia cư trú bất hợp pháp tại châu Âu dễ dàng hơn. Cho đến nay, EU đã có 17 thỏa thuận như vậy, trong đó có thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. |
|
TheoNhandan
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 13-2 đã lên án vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên hồi cuối tuần qua, hối thúc các thành viên “tăng gấp đôi nỗ lực” để thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
CHDCND Triều Tiên ngày 13-2 khẳng định, nước này đã thử thành công một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới một ngày trước đó.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này đang thảo luận với Pháp, Nga và U-crai-na để tổ chức một cuộc gặp của "bộ tứ Noóc-măng-đi" (Normandy) nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền Đông U-crai-na, sau khi giao tranh bùng phát tại vùng giới tuyến ở Đôn-bát (Donbass) khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có cả dân thường... Ý tưởng tốt, thực hiện khó.
Một số quan chức Mỹ vừa nhậm chức đã có một vài tuyên bố cứng rắn về chính sách của Mỹ ở biển Đông khiến dư luận lo ngại căng thẳng sẽ gia tăng tại biển Đông trong năm 2017, thậm chí nhiều phương tiện truyền thông còn cho rằng có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, sau đó cũng các quan chức Mỹ đã tuyên bố muốn giải quyết các vấn đề tại biển Đông bằng giải pháp hòa bình.
Chỉ còn gần ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Tuy nhiên, vụ bê bối liên quan đến vợ con của ứng cử viên của phe trung hữu, cựu Thủ tướng Phrăng-xoa Phi-ông (Francois Fillon), đã báo hiệu những biến động khó lường trên chính trường Pháp hiện nay.
Trong báo cáo thường niên được công bố ngày 6-2, các điều tra viên Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, có tất cả 3.498 dân thường thiệt mạng và 7.920 người khác bị thương trong cuộc xung đột tại Afghanistan năm 2016, tăng 3% so với năm 2015. Trong đó, hơn 3.500 nạn nhân là trẻ em.