Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ngày 28-2 đã không thông qua được dự thảo nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Syria liên quan đến việc nước này bị cáo cuộc thực hiện các cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học, do Nga và Trung Quốc đã phủ quyết dự thảo nghị quyết này.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: AP) Ngoài Nga và Trung Quốc, Bolivia cũng đã bỏ phiếu chống trong khi Ai Cập, Kazakhstan và Ethiopia bỏ phiếu trắng. Một nghị quyết được thông qua tại Hội đồng Bảo an cần có được chín phiếu ủng hộ và không có phiếu phủ quyết từ các nước là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm: Mỹ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc. Dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria lần này đã giành được chín phiếu ủng hộ nhưng bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Dự thảo nghị quyết do Anh, Pháp và Mỹ soạn thảo, trong đó áp đặt đóng băng các tài sản và cấm đi lại đối với các cá nhân và thực thể có liên quan đến Chính phủ Syria, dựa trên những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công được đưa ra trong cuộc điều tra chung giữa LHQ và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Báo cáo điều tra chung kết luận Chính phủ Syria liên quan đến việc sử dụng chất độc hóa học như các loại vũ khí trong ba trường hợp và tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng khí mù tạt trong một trường hợp. Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) phát biểu trước Hội đồng Bảo an sau cuộc bỏ phiếu rằng, hoạt động điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học vẫn đang diễn ra và “còn quá sớm để có thể đạt được kết luận cuối cùng”. Ông nói rằng, Hội đồng Bảo an nên hỗ trợ nhóm điều tra chung thực hiện các hoạt động điều tra một cách chuyên nghiệp và đưa ra những kết luận chính xác, cụ thể và có bằng chứng tin cậy. “Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào trong bất kỳ trường hợp nào”, ông Lưu Kết Nhất nói. Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong lúc một vòng đàm phán mới về hòa bình Syria tại Geneva (Thụy Sĩ) đang diễn ra. Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov nói, dự thảo nghị quyết được đưa ra bỏ phiếu bất chấp những nỗ lực đang được thực hiện tại Geneva để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. “Chúng tôi coi đây là việc nhằm trì hoãn và xói mòn những nỗ lực chính trị và ngoại giao hiện tại”, ông Safronkov nói. Dự thảo nghị quyết cũng cấm cung cấp máy bay trực thăng cho Chính phủ Syria. Ông Safronkov cho rằng, biện pháp này sẽ làm xói mòn những nỗ lực chống khủng bố cũng như viện trợ nhân đạo tại Syria. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói, không ai nên do dự áp đặt trừng phạt đối với các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Bà Haley cho biết, Mỹ đã nêu rõ từng cá nhân và thực thể trong dự thảo nghị quyết bị áp đặt trừng phạt và sẽ làm việc với Liên hiệp châu Âu (EU) và các đối tác khác để thúc đẩy thực hiện các biện pháp trừng phạt tương tự sớm nhất có thể. Chính phủ Syria đã bác bỏ cáo buộc lực lượng của mình sử dụng vũ khí hóa học. Trong khi Nga tỏ ra hoài nghi về kết quả điều tra của nhóm điều tra chung và cho rằng không đủ bằng chứng để Hội đồng Bảo an có thể thực hiện bất cứ hành động nào. |
TheoNhandan
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trong hai ngày 22 và 23-2 của Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường tình hữu nghị và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Campuchia.
Để kiểm soát nguy cơ khủng bố, tất cả xe ô tô ở Châu tự trị Mông Cổ Bayin'gholin, Tân Cương sẽ phải lắp hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu.
Ngày 20-2, theo hãng tin Reuters, tại Brussels, hai quan chức cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, khối này đang làm đơn giản hóa thủ tục thị thực và tăng cường viện trợ kinh tế cho Tunisia và Ai Cập để đổi lấy hoạt động trục xuất “những người di cư không mong muốn đến từ châu Phi” diễn ra trôi chảy hơn.
Ngày 19-2, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda đã hoan nghênh thông báo của Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong thời gian còn lại của năm 2017 như một phần của các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng. Cùng với Nhật Bản, Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc duy trì sức ép đối với Triều Tiên nhằm đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.
Hai tuần sau khi xảy ra vụ cảnh sát trấn áp một thanh niên da màu bằng dùi cui và xâm hại tình dục ở thành phố ngoại ô Aulnay-sous-Bois, làn sóng biểu tình đã lan tới quận 18 của Paris trong đêm 15-2 và sáng sớm nay, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay để giải tán.
Ngày 15-2, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ hoàn thành trùng tu và tôn tạo Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Takeo, nơi giáp biên giới với tỉnh An Giang của Việt Nam.