Ngày 7-5, kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cho thấy, ứng cử viên theo đường lối trung dung Emmanuel Macron (39 tuổi) đã giành chiến thắng thuyết phục trước đối thủ Marine Le Pen và trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp.
Người ủng hộ ông Emmanuel Macron chúc mừng chiến thắng sau vòng thứ hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017, tại TP Lyon, ngày 7-5. (Ảnh: Reuters) Theo kết quả sơ bộ, ông Macron giành được khoảng từ 65,5 đến 66,1% số phiếu ủng hộ, trong khi bà Le Pen giành được khoảng từ 33,9 đến 34,5% số phiếu bầu. Dữ liệu của Bộ Nội vụ Pháp dựa trên kết quả kiểm hơn 20 triệu phiếu bầu cho thấy, ông Macron thắng cử với 61,28% cử tri ủng hộ. Ước tính, tỷ lệ cử tri không tham gia bỏ phiếu là 25,3%, mức cao nhất kể từ năm 1969. Sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ, trong phát biểu đầu tiên với hãng thông tấn AFP, ông Macron khẳng định: “Đêm nay là một chương mới trong lịch sử lâu đời của chúng ta (Pháp). Tôi mong muốn đây sẽ là một chương của niềm hy vọng và sự tin tưởng được tìm lại”. Nhận được tin từ Pháp, Thủ tướng Anh Theresa May thông qua Người phát ngôn Phố Downing ra thông cáo nồng nhiệt chúc mừng Tổng thống đắc cử Macron trước thành công trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời khẳng định Pháp là một trong những đồng minh thân thiết nhất của Anh. Bà May cũng bày tỏ mong muốn làm việc với tân Tổng thống Pháp về hàng loạt vấn đề ưu tiên cùng chia sẻ. Trong khi đó, Người phát ngôn Thủ tướng Đức cho biết, bà Angela Merkel hoan nghênh chiến thắng của ông Macron như “chiến thắng cho một châu Âu mạnh mẽ, thống nhất và cho tình hữu nghị Pháp - Đức”. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng viết lời chúc mừng ông Macron trên trang Twitter cá nhân. |
|
TheoNhandan
Binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc ngày 26-4 đã bắt đầu lắp đặt trang thiết bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tại một địa điểm thuộc khu vực phía đông nam Hàn Quốc. Sự kiện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương.
Ngày 25-4, CHDCND Triều Tiên đã kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) và đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Mỹ trong bối cảnh căng thẳng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24-4 đã nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ trước các mối đe dọa an ninh từ phía CHDCND Triều Tiên và yêu cầu Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động khiêu khích.
Lúc 19 giờ 41 phút ngày 20-4 (giờ địa phương), Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng đầu tiên mang tên Thiên Chu-1 vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y2.
Vậy là chỉ sau 76 ngày cầm quyền, cam kết “sẽ không can thiệp vào vũng lầy Syria” trong chiến dịch tranh cử đã bị chính Tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ bởi quyết định bắn 59 quả tên lửa vào căn cứ không quân al-Sharyat của Syria ngày 7-4-2017. Chính bởi sự bất ngờ này nên tuy không gây quá nhiều thiệt hại cho quân đội Syria, vụ không kích lại đang gây nên những vết nứt hết sức quan ngại không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà cả trong đời sống quốc tế.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump) tuyên bố, Oa-sinh-tơn có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân làm dấy lên những lo ngại về rủi ro của cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, trong mọi kịch bản chiến tranh, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ giành phần thắng, nhưng với một cái giá rất đắt.