Dệt may là một trong các mặt hàng của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ. Hợp tác
kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ được khai thông kể từ năm 1993, với việc Chính
quyền của Tổng thống B.Clin-tơn thời bấy giờ bắt đầu nối lại các khoản vay
quốc tế, gồm vốn vay từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB)
cho Việt Nam. Chưa đầy một năm sau đó, Hoa Kỳ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận
thương mại đối với Việt Nam, mở đường cho sự kiện hai bên tuyên bố bình
thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7-1995. Sau khi
bình thường hóa quan hệ chính trị, đến nay, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
ngày càng mang tính hợp tác và rộng mở hơn, dựa trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn
lãnh thổ, chế độ chính trị và con đường phát triển của nhau, vì lợi ích của
hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển của khu
vực.
Có thể
nói, thương mại - đầu tư là lĩnh vực trọng tâm và cũng là động lực của quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua. Kể từ khi Hiệp định thương mại song
phương được ký kết (tháng 7-2000), hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này
đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tháng 1-2007, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Đến năm 2013, nội dung
khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện được hai bên xác lập trong chuyến thăm
chính thức Hoa Kỳ của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ chín lĩnh
vực hợp tác, trong đó coi phát triển quan hệ kinh tế - thương mại là trọng
tâm và ưu tiên hàng đầu, tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế và cộng
đồng doanh nghiệp hai nước. Với khuôn khổ này, các hoạt động chính trị ngoại
giao, các chuyến thăm cấp cao sẽ tạo cơ hội và động lực để cộng đồng doanh
nghiệp hai bên gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế, thông qua các
cơ chế hợp tác như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)…
Trong
những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức
20%/năm, ước tính đạt 53 tỷ USD năm 2016, gấp hơn 100 lần so con số 400 triệu
USD vào năm 1994. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào
năm 2016, tăng 43% so năm 2015. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ xếp thứ tám trong số 112
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 815 dự
án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt
Nam tập trung vào các ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, công nghiệp chế
biến, chế tạo... Cuối tháng 3 vừa qua, hai bên tái khởi động cuộc họp kỹ
thuật của Hội đồng Hiệp định khung về thương mại và đầu tư song phương.
Trong các
cuộc gặp với lãnh đạo và chính giới Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định
ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các
doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, làm ăn tại Việt Nam trên cơ sở công bằng và cùng
có lợi, coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế, thương
mại với Hoa Kỳ. Các lĩnh vực Hoa Kỳ có thế mạnh như khoa học công nghệ - công
nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực… luôn được các cấp lãnh đạo Việt Nam
khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy đầu tư. Thêm vào đó, trong bối cảnh kinh tế
toàn cầu nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định,
nguồn lao động dồi dào, chính trị - xã hội ổn định, đường lối đổi mới, hội
nhập đúng đắn với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài,
phù hợp các lĩnh vực Hoa Kỳ có thế mạnh. Hơn 31.000 sinh viên Việt Nam đang
học tập tại Hoa Kỳ đã và sẽ là nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế,
khoa học, công nghệ của Việt Nam, cũng như cho tương lai quan hệ hai nước.
Giới
chuyên gia Hoa Kỳ nhận định, là quốc gia có vai trò chủ động và tích cực
trong ASEAN, Việt Nam tiếp tục là một trong những đối tác quan trọng của Hoa
Kỳ. Trong chuyến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 5 vừa qua, Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ R.Lai-hai-dơ khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với các cơ
quan chức năng của Chính phủ Việt Nam nhằm xúc tiến nhiều hơn nữa các chương
trình, dự án hợp tác kinh tế - thương mại song phương, đồng thời tin tưởng
rằng, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
|
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA sáng 22-5 khẳng định, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung mới, đây là vụ thứ hai của Bình Nhưỡng trong vòng một tuần.
Theo Hãng thông tấn TASS, nhà du hành vũ trụ người Nga Viktor Vasilevich Gorbatko, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Việt Nam, đã qua đời ngày 17-5 tại thủ đô Moscow, thọ 82 tuổi.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 17-5 bày tỏ sự cần thiết phải nối lại đường dây nóng liên Triều đã bị cắt đứt vào đầu năm trước sau vụ các vụ thử hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 15-5 đã lên án CHDCND Triều Tiên vì vụ thử tên lửa của nước này, cảnh báo cơ quan này sẽ thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt liên quan đến những hành động tương tự của Bình Nhưỡng.
Các hãng tin KBS, Yonhap và TTXVN dẫn nguồn tin từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết, rạng sáng 14-5, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo tại khu vực tỉnh Bắc Piêng-gang, cách thủ đô Bình Nhưỡng 100 km về phía bắc. Nguồn tin Hàn Quốc nói, tên lửa của Triều Tiên bay được khoảng 700 km, tuy nhiên, theo giới chức Nhật Bản, tên lửa bay khoảng 800 km, trong vòng 30 phút và rơi xuống biển bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản, cách Triều Tiên 400 km về phía đông. Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) cũng xác nhận vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Theo Nhà trắng, thực tế, tên lửa Triều Tiên dường như rơi gần lãnh thổ của Nga hơn so với Nhật Bản.