Dù đạt được một số bước tiến quan trọng song cuộc chiến vẫn bị đánh giá chưa đạt hiệu quả tương xứng so với những gì Mỹ đã bỏ ra.

Hôm nay (11/9) tròn 16 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ và cũng là 16 năm nước này phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

Dù đã đạt được một số bước tiến quan trọng song cuộc chiến vẫn bị đánh giá là chưa đạt hiệu quả tương xứng so với những gì mà Mỹ đã bỏ ra, cả về con người và tài chính.

Một thực tế cần phải thừa nhận là nỗi ám ảnh về khủng bố vẫn tồn tại, thậm chí ngay trong lòng nước Mỹ và thời gian cho dấu chấm hết của chủ nghĩa khủng bố vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

vu tan cong 11/9 va cuoc chien chong khung bo 16 nam cua my hinh 1
Vụ tấn công ngày 11/9/2001 vào một góc Lầu Năm Góc. Ảnh tư liệu của FBI
Từ năm 2001 đến nay, 16 năm đã trôi qua, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và các đồng minh đã gây ra những tiêu hao đáng kể, cả về người và của, tuy nhiên kết quả mà nó mang lại không tương xứng. Dù đạt được một số kết quả quan trọng song cuộc chiến này đã bộc lộ nhiều sai lầm, bất cập và khó có hồi kết.

Theo giới phân tích quốc tế, sau 16 năm với 3 đời Tổng thống cùng với những chiến lược khác nhau, Mỹ đã giành thắng lợi "thần tốc” trong hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan vào năm 2001 và ở Iraq vào năm 2003, song lại bị "sa lầy” tại hai chiến trường này trong hơn một thập kỷ qua.

Tính đến nay, đã có hơn 2.400 binh sỹ Mỹ đã tử nạn khi tham chiến tại Afghanistan. Ngoài số binh sỹ Mỹ và nước ngoài, tổng số người thiệt mạng trong cuộc chiến tại Afghanistan có thể lên tới gần 100.000 người bao gồm cả binh lính và người dân địa phương.

Cuộc chiến chống khủng bố trong 16 năm qua còn để lại cho nước Mỹ những hệ lụy nhiều mặt về kinh tế, chính trị và đối ngoại. Riêng về kinh tế, theo thống kê mới nhất, Mỹ đã phải chi cho cuộc chiến chống khủng bố hàng chục nghìn tỷ USD. Trong đó, riêng trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, Mỹ đã tiêu tốn khoảng 6.000 tỷ USD.

Cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Afghanistan đã trải qua gần 16 năm và xung đột vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo nhận định của các quan chức trong chính quyền Mỹ mới đây, cuộc chiến tại Afghanistan đã rơi vào bế tắc khi lực lượng an ninh nước này vẫn đang phải chật vật chống lại phiến quân Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng, bất chấp có được sự hỗ trợ từ Mỹ và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược mới tại quốc gia châu Á này mà điển hình nhất là việc triển khai thêm binh sĩ quân đội tới đây. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, chiến lược mới của Mỹ sẽ khiến cho tình hình Afghanistan càng thêm bế tắc.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng và bày tỏ lấy làm tiếc về chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan mà Mỹ tuyên bố là muốn đạt được sự hòa giải bằng việc sử dụng các lực lượng. Chúng tôi tin rằng hướng đi này là  không có triển vọng”

Dư luận cho rằng, để việc chống khủng bố hiệu quả, Mỹ cần phải tiến hành giải pháp đồng bộ với sự hợp tác của cả cộng đồng quốc tế, nhất là giải quyết tận gốc sự đói nghèo, bất công, bất bình đẳng.

Chủ nghĩa khủng bố sinh ra từ sự thù hận, tư tưởng cực đoan mà nguồn gốc chính là sự bất công, phân cực trên thế giới. Chính vì vậy, cần có những giải pháp bền vững hơn và cách tiếp cận mới về chống chủ nghĩa khủng bố. Nếu không, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sẽ có thể trở thành cuộc chiến không có hồi kết./.

                                                                    TheoVOV.VN


Các tin khác


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ nhất trí gia tăng sức ép với Triều Tiên

(HBĐT) - Trong cuộc điện đàm diễn ra ngày 30/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (Ít-xư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) và người đồng cấp Mỹ Jim Mattis (Gim Ma-tít) đã nhất trí gia tăng sức ép đối với Triều Tiên thông qua giải pháp "hữu hình" sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 29/8 vừa qua.

Anh: Thủ tướng bác tin đồn rút khỏi chính trường

(HBĐT) - Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 31-8, Thủ tướng Anh T.Mây khẳng định bà sẽ lãnh đạo đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo ở "xứ sở sương mù". Tuyên bố được đưa ra sau khi có thông tin rằng, bà đang tính chuyện rút lui sau khi Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào năm 2019. Bà T.Mây tuyên bố sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng Bảo thủ lâu dài, đồng thời cho biết bà và chính phủ đương nhiệm không chỉ nỗ lực có được một "cuộc chia tay" có lợi cho nước Anh, mà còn đem đến tương lai tươi sáng cho Vương quốc Anh.

Mỹ lệnh đóng cửa ba cơ sở ngoại giao của Nga

(HBĐT) - Mỹ vừa đề nghị Nga đóng cửa lãnh sự quán của nước này tại San Fransico và hai cơ sở của các phái bộ thương mại của Nga tại Mỹ ở Washington và New York, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31-8 cho biết, trong một động thái nhằm đáp trả lại việc Moscow yêu cầu giảm sự hiện diện ngoại giao của Mỹ tại Nga.

Liên hợp quốc thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Ðông

Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rết đã tới I-xra-en đêm 27-8, bắt đầu chuyến công du ba ngày tại I-xra-en và thăm chính quyền Dân tộc Pa-le-xtin.

Nhật Bản lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga sáng 29-8 cho biết, vụ phóng tên lửa mới nhất của CHDCND Triều Tiên đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng và chưa có tiền lệ đối với an ninh của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

IS bị đánh bật khỏi những mảnh đất cuối cùng

Sau chưa đầy một tuần phát động chiến dịch quân sự, quân đội Iraq ngày 27-8 đã gần như giành lại toàn bộ TP Tal Afar sau khi đẩy các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khỏi trung tâm thành phố của một trong những thành trì cuối cùng của nhóm khủng bố này ở Iraq.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục