Nhận lời mời của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-ocha đang có chuyến thăm Mỹ. Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên của một Thủ tướng Thái-lan kể từ năm 2005 và thứ ba của người đứng đầu chính phủ một nước ASEAN trong năm 2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-ocha tại Nhà trắng. (Ảnh: Bưu điện Bangkok

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Prayut không quá đặc biệt và ồn ào, trong bối cảnh thế giới đang dồn ánh mắt vào tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, các vụ khủng bố ở Las Vegas (Mỹ) và châu Âu. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh quan hệ song phương lẫn đa phương kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Thái-lan vào tháng 5-2014, sự có mặt của ông Prayut tại Nhà trắng được đánh giá mang ý nghĩa lịch sử.

Thứ nhất, chuyến thăm là cơ hội hiếm hoi để Thái-lan khôi phục quan hệ với Mỹ và rộng ra là cả thế giới, bởi hình ảnh và uy tín của Bangkok đã giảm sút nghiêm trọng đối với dư luận và chính giới Mỹ - Liên hiệp châu Âu (EU). Trong con mắt và quan niệm của người Mỹ - phương Tây, cuộc đảo chính quân sự lật đổ Chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra là không thể chấp nhận. Chính vì thế, sau sự kiện này, Washington và Brussels đã hạn chế quan hệ ngoại giao ở mức thấp nhất với Bangkok.

Thứ hai, chuyến thăm sẽ khôi phục vị thế và uy tín của chính quyền nói riêng và đất nước Thái-lan nói chung trên trường quốc tế. Sự hiện diện của Thủ tướng Prayut tại Washington được coi là sự thừa nhận gián tiếp của Mỹ đối với chính quyền quân sự hiện nắm quyền ở "đất nước nụ cười” sau cuộc đảo chính quân sự, vốn bị Mỹ và phương Tây cực lực lên án. Chuyến thăm Mỹ của ông Prayut cũng có sức lan tỏa mạnh với cộng đồng quốc tế, ít nhất là sẽ có nhiều nước xem xét khôi phục quan hệ đầy đủ với chính quyền Bangkok.

Thứ ba, chuyến thăm khẳng định thông điệp rằng, Thái-lan sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình khôi phục nền dân chủ và tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm 2018. Đây là điều mà Mỹ - phương Tây còn nghi ngại và mong chờ trở thành hiện thực.

Mỹ trải thảm đỏ đón Thủ tướng Thái-lan

Tổng thống Donald Trump hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Prayut đến Nhà trắng. "Chúng tôi có một lịch sử lâu dài và mối quan hệ rất gần gũi với Thái-lan trong 184 năm. Và nó càng mạnh mẽ hơn trong chín tháng qua kể từ khi tôi nhậm chức”, ông Trump nói trong cuộc tiếp riêng Thủ tướng Prayut tại Phòng Bầu dục. Trước đó, trong cuộc điện đàm tháng 5-2017, Tổng thống Trump đánh giá cao quan hệ đồng minh lâu đời với Thái-lan, khẳng định hợp tác với Bangkok "gần gũi hơn bao giờ hết”.

Dư luận quốc tế đánh giá đây là bước tái điều chỉnh quan trọng của Mỹ với Thái-lan, bất chấp những thăng trầm trong quan hệ song phương, từ việc Mỹ giảm quy mô các cuộc tập trận đến việc hạn chế hỗ trợ tài chính cho nước đồng minh ở Đông - Nam Á này. Cả Washington và Bangkok đều muốn duy trì một Thái-lan ổn định.

Thủ tướng Thái-lan cho biết, ông và Tổng thống Mỹ đã thảo luận vấn đề hợp tác an ninh, trong đó có việc tiếp tục duy trì cuộc tập trận quy mô quốc tế mang tên Hổ mang vàng hằng năm do Mỹ và Thái-lan đồng chủ trì tại Thái-lan. Thủ tướng Prayut và ông chủ Nhà trắng cũng bàn về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, cân nhắc đề nghị của Washington về việc cấm các công ty bình phong của Triều Tiên hoạt động trên lãnh thổ Thái-lan.

Về sự cân bằng thương mại, ông Prayut cho biết, hiện có 23 công ty quy mô lớn của Thái-lan với khoản đầu tư 5,6 tỷ USD, tạo hơn 8.000 việc làm ở Mỹ. Song, Tổng thống Trump mong muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Thái-lan. Việc Mỹ trải thảm đỏ đón Thủ tướng Thái-lan phản ánh sự thay đổi trong chính sách ưu tiên đối ngoại của Washington dành cho Bangkok.

Sau cuộc đảo chính quân sự tại Thái-lan năm 2014, Mỹ đã ngừng các chương trình đào tạo và hỗ trợ quân sự cho Thái-lan.

Vẫn còn sự khác biệt

Chuyến thăm của người đứng đầu chính quyền quân sự Thái-lan tới Mỹ được đánh giá là mang ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hai bên vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Sự khác biệt chính trị giữa Washington và Bangkok chưa thể san lấp trong một sớm một chiều. Trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Prayut, nhiều vấn đề chưa thể có giải pháp ổn thỏa giữa hai bên.

Nhận định về các diễn biến này, Phó Giáo sư Panitan Wattanyagorn, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Thái-lan, người đã dự báo về việc tăng cường hợp tác an ninh hơn nữa giữa Mỹ và Thái-lan trong thời gian tới, sau khi hai bên đã tổ chức nhiều cuộc họp và trao đổi chung giữa các quan chức an ninh cấp cao những tháng qua, đánh giá đây là vấn đề nhạy cảm giữa Washington và Bangkok. Ông Wattanyagorn cho rằng, hai bên đang chuẩn bị các chính sách hợp tác chiến lược trong thời gian tới. Theo ông, chính quyền của Tổng thống Trump không bị ràng buộc bởi các vấn đề như dân chủ hay nhân quyền, vì thế việc thay đổi chính sách với Thái-lan là điều dễ hiểu.

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Prayut mang nhiều ý nghĩa về mặt chính trị hơn là kinh tế. Đây là điều chính quyền Thái-lan mong đợi, có thể khôi phục quan hệ ngoại giao - kinh tế giữa Thái-lan và Mỹ - phương Tây trong thời gian tới.

TheoNhanDan


Các tin khác


Mexico có thể thiệt hại hơn hai tỷ USD do động đất

(HBĐT) - Ngày 27-9, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cho biết, theo ước tính ban đầu, thiệt hại do hai trận động đất lớn tại Mexico trong tháng 9-2017 có thể vượt quá hai tỷ USD. Giới chức nước này xác nhận, số người thiệt mạng trong trận động đất có cường độ 7,1 theo thang độ mô-men (Mw) tính đến ngày 27-9 là 338 người.

Phương án EU 2.0 của Tổng thống Emmanuel Macron

Trong quá trình đối phó với một loạt vấn đề như cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, cuộc khủng hoảng người di cư, các vụ khủng bố và đặc biệt là quyết định rời khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit) của nước Anh, tất cả 27 thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU) đều hiểu rằng EU cần một cuộc đại phẫu.

Khảo sát sau bầu Nghị viện Đức: Đảng của Thủ tướng Merkel giành chiến thắng

Theo kết quả khảo sát ngay sau khi bỏ phiếu của hãng tin DW tại Đức, Liên minh đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel đã giành được 32,8% số phiếu bầu, nhiều nhất trong cuộc bầu cử Nghị viện Đức năm 2017.

Mexico chạy đua tìm kiếm những người còn sống sau động đất

Các nhân viên cứu hộ Mexico ngày 20-9 đã dốc sức làm việc trong đêm thứ hai liên tiếp giữa các đống đổ nát để cứu những người có thể còn sống sau trận động đất. Số người chết hiện đã lên tới 230.

Động đất kinh hoàng ở Mexico, ít nhất 119 người chết

Chiều ngày 19-9 (theo giờ địa phương - tức rạng sáng 20-9 theo giờ Việt Nam), một trận động đất có cường độ 7,1 (theo thang độ Mw) đã làm rung chuyển thủ đô Mexico City của Mexico và các bang lân cận, khiến ít nhất 119 người thiệt mạng, phá hủy nhiều tòa nhà và khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh mất điện. Hiện các nhân viên cứu hộ đang đào bới đống đổ nát để tìm những người sống sót.

Nhật Bản: Cân nhắc bầu cử sớm

Ngày 17-9, giới chức Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe đang xem xét khả năng kêu gọi tổ chức bầu cử trước thời hạn và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham dự Khóa họp Ðại hội đồng Liên hợp quốc tại Mỹ ngày 22-9 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục