Ngày 27-2, theo tin từ cảnh sát và nhân viên của một bệnh viện, 14 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất và sập nhà do trận động đất có cường độ 7,5 (theo thang mô-men) tại vùng cao nguyên xa xôi của Papua New Guinea gây ra. Trong khi đó, theo một con số chưa chính thức, số người chết lên tới ít nhất 30 người.


Lở đất sau động đất chia cắt tuyến đường tại Papua New Guinea, ngày 26-2. (Ảnh: Reuters)

Trận động đất làm rung chuyển khu vực này rạng sáng 26-2, đồng thời gây thiệt hại đối với các cơ sở khai thác mỏ và điện, cũng như khiến tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ ExxonMobil Corp phải đóng cửa nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng trị giá 19 tỷ USD. Hoạt động liên lạc với các khu vực lân cận nhà máy đang bị gián đoạn, cản trở các nỗ lực đánh giá thiệt hại đối với những cơ sở cung cấp nhiên liệu cho nhà máy. Được biết, nhà máy này mang lại nguồn thu nhập xuất khẩu lớn nhất cho Papua New Guinea.

Tại Bệnh viện đa khoa Mendi, nơi thi thể của các nạn nhân được đưa tới nhà xác, một y tá cho biết, hai tòa nhà bị sập và một trận lở đất đã khiến 12 người tại Mendi, thủ phủ của tỉnh Southern Highlands, thiệt mạng. Trong khi đó, cảnh sát Mendi thông báo, trận động đất 7,5 độ cướp đi tính mạng của 14 người, riêng tại Poroma, phía nam Mendi là ba người.

"Họ thiệt mạng do các vụ lở đất bất ngờ đúng lúc gia đình đang ngủ trong nhà”, cảnh sát Naring Bongi nói.

Tờ Papua New Guinea Post-Courier dẫn lời người quản lý tỉnh Southern Highlands, ông William Bando cho biết, hơn 30 người được cho là đã thiệt mạng tại khu vực có địa hình gồ ghề, cách thủ đô Port Moresby 560 km về phía tây bắc. Tuy nhiên, Văn phòng quản lý thảm họa của Papua New Guinea cho biết đang kiểm tra thông tin này và có thể cần đến nhiều ngày để xác nhận số người thiệt mạng.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, hàng chục dư chấn đã xuất hiện sau trận động đất, trong đó có một dư chấn mạnh 5,7 độ vào chiều 27-2.

Động đất thường xuyên xảy ra tại Papua New Guinea, quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Khu vực bờ biển phía bắc nước này bị tàn phá nghiêm trọng sau trận sóng thần và động đất năm 1998, làm khoảng 2.200 người chết.

TheoNhanDan

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục