Ngày 13-3, các điều tra viên đã tìm thấy hộp lưu dữ liệu chuyến bay của máy bay gặp nạn khi hạ cánh xuống thủ đô Kathmandu của Nepal, làm 49 người thiệt mạng. Hãng hàng không vận hành chiếc máy bay xấu số và giới chức hàng không tại Kathmandu đang đổ lỗi cho nhau sau khi thảm họa này xảy ra.



Một máy bay hạ cánh gần hiện trường vụ tai nạn máy bay tại Kathmandu, Nepal, ngày 13-3.

Tổng Giám đốc sân bay quốc tế Tribhuvan, ông Raj Kumar Chettri xác nhận: "Hộp lưu dữ liệu chuyến bay đã được tìm thấy và chúng tôi đang cất giữ nó tại nơi an toàn”. Cũng theo ông Chettri, cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn máy bay đã bắt đầu được triển khai.

US-Bangla Airlines, hãng vận hành chiếc máy bay xấu số, cho biết, phi công trưởng Abid Sultan, người từng là phi công của Không quân Bangladesh, đã có kinh nghiệm điều khiển máy bay hạ cánh hơn 100 lần tại Kathmandu. Theo Người phát ngôn của US-Bangla Airlines, ông Kamrul Islam, ông Sultan đã trải qua hơn 5.000 giờ bay và được huấn luyện đặc biệt để hạ cánh xuống sân bay.

Giám đốc điều hành của US-Bangla Airlines, ông Imran Asif, đã trích dẫn bản ghi lại đoạn hội thoại thông qua radio giữa phi công và trạm kiểm soát mặt đất tại Kathmandu. Được biết, đoạn hội thoại này do website JACDEC về an toàn hàng không của Đức công bố.

"Chúng tôi nghi ngờ phòng kiểm soát không lưu Kathmandu đã phát đi tín hiệu sai, dẫn tới vụ tai nạn. Đoạn hội thoại dài ba phút giữa phi công và trạm kiểm soát không lưu trước khi máy bay hạ cánh cho thấy trạm kiểm soát không lưu đã gửi nhầm tín hiệu tới phi công”, ông Asif cho biết với các phóng viên.

Cụ thể, phi công trưởng và nhân viên kiểm soát không lưu đã thảo luận về đường băng máy bay sắp hạ cánh. Nhân viên kiểm soát không lưu nói với nữ phi công phụ rằng, máy bay đang tiến về đường băng 20 dù trước đó đường băng 02 đã được chuẩn bị cho máy bay tiếp đất. Sau đó, phi công trưởng đã tiếp tục cuộc hội thoại và xác nhận kế hoạch hạ cánh xuống đường băng 02. Tuy nhiên, trạm kiểm soát mặt đất lại thông báo rằng, đường băng 20 đã sẵn sàng phục vụ máy bay hạ cánh. Cuối cùng, máy bay đã tìm cách hạ cánh xuống đường băng theo kế hoạch ban đầu. Đáng tiếc, máy bay rơi xuống khu vực gần đường băng, vỡ thành nhiều mảnh và bốc cháy. Cả hai phi công đều thiệt mạng.

Tổng Giám đốc Cơ quan Hàng không dân dụng Nepal, ông Gautam cho biết không hiểu đoạn hội thoại nêu trên đã lọt ra ngoài bằng cách nào. "Công bố những cuộc nói chuyện như thế này là trái với luật pháp”, ông nói.

Ngày 13-3, sân bay Tribhuvan đã hoạt động bình thường trở lại, trong khi mảnh vỡ của chiếc Bombardier Q400 vẫn nằm gần khu vực gần sân bay và được nhân viên an ninh bảo vệ nghiêm ngặt.


Theo Nhandan

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục