Ngày 26-5, trong cuộc hội đàm song phương,Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng xác định quyết tâm tìm kiếm giải pháp để hoàn tất hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản trong thế hệ hiện nay, đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên và được người dân hai nước chấp nhận. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm, hai ông cũng tập trung thảo luận tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh.


Về vấn đề hiệp ước hòa bình, ông Abe cho biết: "Chúng tôi đã cùng xác định quyết tâm kiên trì hướng tới mục tiêu hoàn tất hiệp ước hòa bình. Hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản, vốn chưa được hai nước ký kết từ hơn 70 năm qua, không phải là vấn đề có thể giải quyết dễ dàng". Tuy nhiên, ông cam kết hai bên mong muốn hoàn tất hiệp ước trong thế hệ hiện nay, và khẳng định "đó là mục tiêu của chúng tôi".

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản. Ông nói: "Chúng tôi tin rằng việc kiên nhẫn tìm kiếm giải pháp cho hiệp ước hòa bình, đáp ứng lợi ích chiến lược của cả Nga và Nhật Bản cũng như được nhân dân hai nước chấp nhận, là điều rất quan trọng".

Hiện nay, vấn đề chính gây trở ngại cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản là tranh cãi chung quanh chủ quyền quần đảo Nam Kuril. Quần đảo này được sát nhập vào Liên bang Xô viết từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng hai bên vẫn tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo. Liên bang Xô viết và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung về việc đình chỉ tình trạng chiến tranh từ năm 1956, nhưng tới nay vẫn chưa ký kết được một hiệp ước hòa bình.

Trong cuộc hội đàm, hai ông Putin và Abe cũng tập trung vào việc triển khai các thỏa thuận về các hoạt động kinh tế trung trên quần đảo Nam Kuril. Ông Putin cho biết: "Chúng tôi rất hài lòng với kết quả hợp tác trong trong năm lĩnh vực đã được thông qua trước đây là nông nghiệp, doanh nghiệp xanh, du lịch, năng lượng gió và tái chế chất thải".

Từ giữa thế kỷ 20, Nga và Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình. Vấn đề chính gây trở ngại cho việc này là tranh cãi chung quanh chủ quyền quần đảo Nam Kuril. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, quần đảo Kuril được sát nhập vào Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, Nhật Bản đưa ra yêu cầu về chủ quyền đối với bốn hòn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Năm 1956, Liên bang Xô viết và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung về việc đình chỉ tình trạng chiến tranh, nhưng cho tới nay hai nước vẫn chưa ký kết được một hiệp ước hòa bình.

Phát biểu về quan hệ hợp tác song phương, ông Abe kêu gọi Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số và năng suất lao động. Thủ tướng Nhật Bản nói rằng ông "trông đợi cuộc gặp tiếp theo với ông Putin ở Vladivostok" tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông, nơi ông Abe đã nhiều lần tham dự.

Ông Putin cũng đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng. Ông nói: "Chúng ta đã đạt được kết quả tốt trong lĩnh vực kinh tế. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng 14% trong năm trước, đạt hơn 18 tỷ USD. Tổng mức đầu tư của Nhật Bản trong nền kinh tế Nga cũng đang gia tăng". Hiện có khoảng hơn 100 dự án chung đã được triển khai trong kế hoạch hợp tác giữa hai nước.

Tại cuộc gặp, hai ông Putin và Abe cũng đã lên kế hoạch sẽ tiến hành các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước theo định dạng "2 + 2" vào nửa cuối năm 2018. Ông Abe khẳng định hai nước cần tăng cường hơn nữa đối thoại an ninh và nói thêm: "Nga và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố, buôn lậu ma túy, rửa tiền và các mối đe dọa phi truyền thống khác".


Theo Báo Nhân Dân

 


Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục