Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong những ngày qua, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã đột kích nhiều ngôi chùa trên khắp nước này và bắt giữ nhiều cao tăng với cáo buộc biển thủ ngân quỹ.


Một vị sư bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ đưa về trụ sở cảnh sát ngày 24/5. (Nguồn: Reuters)

Trong số người bị bắt có các thành viên thuộc Hội đồng Tối cao Tăng già, cơ quan quản lý giới tu sỹ Phật giáo ở Thái Lan.

 

Với lệnh lục soát và bắt giữ, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm thuộc Đơn vị Trấn áp tội phạm đã đột kích các chùa Wat Sam Phraya, Wat Sa Ket và Wat Samphanthawong ở thủ đô Bangkok, Wat Onoi ở tỉnh Nakhon Pathom và Wat Kudeethong ở tỉnh Sing Buri.

 

Tại chùa Wat Onoi, cảnh sát bắt nhà sư trụ trì Buddha Isara, người từng ủng hộ phong trào "Đóng cửa Bangkok" hồi năm 2013-2014, với cáo buộc ủng hộ hành vi cướp bóc trong lúc diễn ra các cuộc biểu tình do nhóm Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) đứng đầu. Nhà sư Buddha Isara sau đó đã bị lột áo cà sa và bị giam trong vòng 12 ngày bắt đầu từ ngày 24/5 sau khi Tòa án Hình sự bác bỏ đề nghị đóng tiền bảo lãnh tại ngoại.

 

Trong khi đó, sư trụ trì Phrom Sitthi của chùa Wat Sa Ket (Chùa Núi Vàng) nổi tiếng ở thủ đô Bangkok cũng bị bắt giữ. Cảnh sát còn phát hiện một lối đi bí mật từ chùa Wat Sa Ket dẫn ra đường Bamrung Muang. Nhà chức trách Thái Lan khẳng định các tăng lữ chùa này đã biển thủ tiền từ 2 dự án liên quan đến Phật giáo trị giá 69 triệu baht (2,2 triệu USD) và chuyển cho những người ở ngoài chùa. Cảnh sát xác nhận khoảng 130 triệu baht (4,1 triệu USD) đã được chuyển vào 10 tài khoản ngân hàng của sư trụ trì chùa Wat Sa Ket.

 

Thiếu tướng Maitree Chimcherd, Chỉ huy Đơn vị Trấn áp tội phạm, xác nhận hầu hết ngân khoản phân bổ cho các chùa Wat Sa Ket, Wat Sam Phraya và Wat Samphanthawong đều bị lén lút chuyển cho người ngoài.

 

Khoảng 90% trong số 69 triệu người dân Thái Lan theo đạo Phật và các tu viện ở Thái Lan nhận được tiền cúng dường lên đến hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, hình ảnh các tăng lữ Phật giáo đã phần nào bị ảnh hưởng khi liên tục vỡ lở các vụ bê bối dính líu chính trị, buôn bán ma túy, tình, tiền và các hợp đồng tài chính và thương vụ phạm pháp.

 

Dưới áp lực của công luận và chính quyền, từ năm 2014, các cơ sở Phật giáo đã áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm ngặt đối với hơn 300.000 nhà sư, song tình trạng vi phạm giới quy lẫn pháp luật vẫn tiếp diễn./.

 

                               TheoVietnamplus

Các tin khác


Nga và Ấn Độ tăng cường hợp tác kinh tế và năng lượng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm chính thức tới LB Nga và có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước.

G20 thảo luận đối phó khủng hoảng

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 21-5, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), diễn ra ở Ác-hen-ti-na, đã thảo luận nhiều vấn đề về chủ nghĩa đa phương, vai trò của các thể chế trong công tác quản trị toàn cầu và an ninh mạng. Các bộ trưởng nhất trí rằng, cần tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong các mối quan hệ ngoại giao và thương mại; nhấn mạnh những biện pháp giúp các bên có thể linh hoạt hơn trước các tình huống xảy ra khủng hoảng tài chính.

Ông Maduro giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela

Đêm 20-5, Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) thông báo, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử vừa diễn ra, tiếp tục lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ này trong nhiệm kỳ sáu năm nữa.

Số người chết trong vụ rơi máy bay tại Cuba tăng lên 110

Ngày 19-5, giới chức Cuba xác nhận, vụ rơi Boeing 737 gần Sân bay quốc tế Jose Marti tại Havana đã cướp đi tính mạng của 110 người trong 113 người có mặt trên máy bay. Ba người sống sót đang trong tình trạng nguy kịch.

Đánh bom đồng loạt tại 4 tỉnh miền Nam Thái Lan

Tối 20-5 (giờ địa phương), hàng loạt vụ đánh bom nghi do các phần tử ly khai nổi dậy thực hiện xảy ra tại 4 tỉnh miền Nam Thái Lan khiến ít nhất 3 người bị thương.

Quan tham tỉnh nghèo gây kinh động lãnh đạo Trung Quốc

Dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước sự thật về vụ một cán bộ lãnh đạo cấp sở ở tỉnh nghèo Cam Túc khi bị điều tra đã phát hiện vơ vét tới 9,2 tỷ NDT (32.200 tỷ VND). Một nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết, vụ án này đã khiến lãnh đạo trung ương rúng động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục