Tàu ngầm Kuroshio. (Nguồn: wsj.com)
Ông Suga nêu rõ cuộc tập trận ở Biển Đông hôm 13/9 vừa qua
"nhằm mục đích cải thiện chiến lược và kỹ năng của Các lực lượng Phòng vệ,"
và nhấn mạnh "chúng tôi không cố ý nhằm vào bất kỳ một quốc gia cụ thể
nào."
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết: "Lực
lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) đã tiến hành các cuộc tập trận có sự
tham gia của tàu ngầm ở Biển Đông trong vòng hơn 15 năm qua."
Theo các quan chức thuộc bộ này, Nhật Bản đã điều các tàu ngầm huấn luyện của
MSDF tới vùng biển này trước khi điều tàu ngầm Kuroshio.
Nhấn mạnh Tokyo và Bắc Kinh đã thiết lập một cơ chế liên lạc nhằm tránh các vụ
đụng độ bất ngờ trên biển và trên không, ông Onodera khẳng định: "Chính phủ
Nhật Bản buộc phải nỗ lực để cải thiện quan hệ song phương."
Trước đó một ngày, Thủ tướng Shinzo Abe cũng khẳng định, Tokyo đang tìm cách
"cải thiện năng lực" của các lực lượng trên biển Nhật Bản thông qua
cuộc tập trận.
Theo Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã công bố công khai hoạt động này bởi "trên
thực tế các nước láng giềng nắm được thông tin (cuộc tập trận)."
Trong một thông báo hiếm hoi, Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản hôm 17/9
tuyên bố, tàu ngầm Kuroshio cùng với tàu sân bay trực thăng Kaga và hai tàu khu
trục Inazuma và Suzutsuki, đã tiến hành một cuộc tập trận chống tàu ngầm trên
Biển Đông.
Lập tức, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích một quốc gia ngoài khu vực
không nên hủy hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông./.
TheoVietnamplus
Ngày 12/9, truyền thông Trung Đông dẫn một số nguồn tin từ lực lượng nổi dậy cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Syria nhằm giúp những đối tượng này ngăn chặn cuộc tấn công dự kiến sẽ được quân đội Syria phối hợp với các lực lượng Nga và Iran tiến hành ở khu vực Tây Bắc, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến Trung Quốc mất ít nhất 700.000 việc làm và con số này có thể tăng lên hàng triệu nếu căng thẳng tiếp tục leo thang