Sau hai ngày làm việc, ngày 19/9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ký Tuyên bố chung Tháng 9 kết thúc hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba năm 2018.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) trao đổi văn kiện sau lễ ký bản tuyên bố chung. (Nguồn: YONHAP/TTXVN)

Tuy toàn văn văn kiện này chưa được công bố, nhưng tại cuộc họp thông báo kết quả hội nghị, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái khẳng định "Tuyên bố Panmunjom” đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều tháng 4/2018, đã đặt nền tảng cho một kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên. 

Ông nhấn mạnh Tuyên bố chung Tháng 9 sẽ góp phần cải thiện hơn nữa quan hệ liên Triều, đề ra mục tiêu cụ thể về phi hạt nhân hóa, đưa hai miền tiến gần hơn tới hòa bình và thịnh vượng. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thừa nhận con đường phía trước không phải lúc nào cũng bằng phẳng, song hai bên sẽ cùng nhau vượt qua mọi rào cản. Ông cũng cho biết sẽ lên kế hoạch đến thăm Seoul, có thể ngay trong năm nay. Nếu sự kiện này diễn ra, đây sẽ đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thủ đô Hàn Quốc. 

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí biến vùng biên giới liên Triều thành khu vực hòa bình, theo đó Bình Nhưỡng và Seoul sẽ rút 11 trạm biên phòng của mỗi bên trước cuối năm nay, nhằm giảm các hành động thù địch. Hai bên sẽ thiết lập một vùng đệm gần đường ranh giới quân sự chia cắt hai miền trên Hoàng Hải cũng như trên bộ để ngừng các cuộc diễn tập pháo binh, hải quân. 

Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ lập vùng cấm bay tại khu vực biên giới nhằm tránh các vụ tai nạn, va chạm đáng tiếc. Các cuộc tập trận gần đường ranh giới quân sự liên Triều sẽ chấm dứt từ ngày 1/11 tới, đồng thời triển khai việc dỡ bỏ các bãi mìn.

Triều Tiên và Hàn Quốc cũng lần đầu tiên xúc tiến nỗ lực chung nhằm tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ trong Chiến tranh Triều Tiên tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) và lập một khu vực thử nghiệm đánh bắt cá chung trên khu vực biên giới biển phía Tây.

Hai bên cam kết chấm dứt các mối đe dọa có thể leo thang thành chiến tranh, nhất trí về cách thức cụ thể để đạt được phi hạt nhân hóa toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đặc biệt nhấn mạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lần đầu tiên nhất trí về phương thức phi hạt nhân hóa và đồng ý để các thanh sát viên quốc tế tới các bãi thử tên lửa của nước này. Bình Nhưỡng đồng ý đóng cửa cơ sở hạt nhân chủ chốt Yongbyon và bãi phóng thử tên lửa tầm xa Dongchang-ri tại Triều Tiên dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế, nếu Mỹ có bước đi phù hợp.

Theo ông Moon Jae-in, hai nhà lãnh đạo nhất trí loại trừ mọi mối đe dọa chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và tuyên bố đồng vận động đăng cai Thế vận hội mùa Hè năm 2032.

Về phương diện kinh tế, hai miền Triều Tiên có thể nối lại các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng núi Kumgang và mở lại khu công nghiệp chung Kaesong một khi các điều kiện cho phép. Hai bên cũng sẽ sớm mở cơ sở chung phục vụ các hoạt động đoàn tụ những gia đình ly tán bởi chiến tranh. Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý triển khai sớm chương trình thúc đẩy giao thông đường sắt và đường bộ qua biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in được xem là "thời khắc lịch sử" vì sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo Triều Tiên tiếp đón một nhà lãnh đạo nước ngoài tại Trụ sở Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. 

Chuyến thăm của Tổng thống Moon Jae-in tới Triều Tiên lần này là chuyến thăm thứ 3 của một nhà lãnh đạo Hàn Quốc tới miền Bắc, sau 2 chuyến thăm trước đó của những người tiền nhiệm Kim Dae-jung (năm 2000) và Roh Moo-hyun (năm 2007). Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đánh giá cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần này sẽ là cơ hội quan trọng để tăng cường hơn nữa sự phát triển quan hệ liên Triều, tạo nên trang sử mới./.

 

        TheoVietnamplus

Các tin khác


Cuộc chuyển đổi lớn trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu

Các chuyên gia nhận định việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thoái trào và gây xáo trộn lớn.

Ông Trump nói không vội đàm phán dù Trung Quốc “mở lòng”

Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ không chịu sức ép về việc phải đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh mong muốn tiến hành các cuộc đàm phán mới với Washington.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa thêm nhiều thiết bị quân sự tới biên giới với Syria

Hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/9 đưa tin nước này đã triển khai thêm nhiều thiết bị quân sự, trong đó có xe tăng, tới tăng cường cho các đơn vị đang đồn trú tại Hatay và Kilis, hai tỉnh miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới với Syria.

Biểu tượng trường tồn của tình đoàn kết thủy chung

Trong chuyến thăm cách đây 45 năm, từ ngày 12 đến 17-9-1973, bất chấp mọi gian nguy, khó khăn của chiến tranh, Lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đặt chân đến Quảng Trị, trở thành vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm vùng đất vừa được giải phóng của Việt Nam. Chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Phi-đen, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, trở thành biểu tượng của tình đoàn kết anh em thủy chung, gắn bó.

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria

Ngày 12/9, truyền thông Trung Đông dẫn một số nguồn tin từ lực lượng nổi dậy cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Syria nhằm giúp những đối tượng này ngăn chặn cuộc tấn công dự kiến sẽ được quân đội Syria phối hợp với các lực lượng Nga và Iran tiến hành ở khu vực Tây Bắc, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Quốc "cấm cửa" doanh nghiệp Mỹ?

Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến Trung Quốc mất ít nhất 700.000 việc làm và con số này có thể tăng lên hàng triệu nếu căng thẳng tiếp tục leo thang

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục