Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong đã kịch liệt lên án hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận người biểu tình và cho biết Chính quyền Hong Kong sẽ truy cứu trách nhiệm đến cùng.


Những người biểu tình quá khích tràn vào tòa nhà cơ quan lập pháp ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 1/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), sau khi các đối tượng biểu tình quá khích xông vào trụ sở cơ quan lập pháp của đặc khu hành chính này và gây ra loạt vụ xô xát với lực lượng cảnh sát Hong Kong trong ngày 1/7 và rạng sáng 2/7, đến 12 giờ trưa 2/7 (giờ địa phương), tình hình tại Hong Kong cơ bản đã ổn định.

Ngày 2/7, người phát ngôn Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Macau thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc, bày tỏ kiên quyết ủng hộ Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong và lực lượng cảnh sát giải quyết vụ việc theo pháp luật.

Người phát ngôn nêu rõ hành vi bạo lực phá hoại và xâm nhập tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã làm tổn hại giá trị pháp trị cốt lõi của Hong Kong, phá hoại trật tự xã hội và làm tổn hại lợi ích căn bản của Hong Kong, đồng thời là sự thách thức đối với thể chế chính trị "Một nước hai chế độ” đang được thực hiện tại Hong Kong.

Trước đó, sáng 2/7, Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã kịch liệt lên án hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận người biểu tình và cho biết Chính quyền Hong Kong sẽ truy cứu trách nhiệm đến cùng.

Tại cuộc cuộc họp báo lúc 4 giờ sáng 2/7 (giờ địa phương), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết ngay từ sáng 1/7, đã xuất hiện tình trạng người biểu tình ngăn chặn nhiều tuyến đường, thậm chí dùng chất lỏng tấn công cảnh sát.

Tình hình có xu hướng nghiêm trọng hơn khi một bộ phận người biểu tình tấn công tòa nhà Hội đồng Lập pháp, dùng gậy sắt và các vật dụng đập vỡ cửa kính của tòa nhà.

Tối cùng ngày, một số người biểu tình đã xâm nhập tòa nhà Hội đồng lập pháp, đập phá và hủy hoại phòng hội nghị và Khu huy Hong Kong.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nêu rõ những hành vi bạo lực bất chấp pháp luật của một bộ phận người biểu tình đã gây ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi pháp trị của Hong Kong. Chính quyền Hong Kong cũng sẽ truy cứu tránh nhiệm đến cùng đối với những hành vi vi pháp pháp luật.

Trong khi đó, thông qua người phát ngôn, lãnh đạo Hội đồng lập pháp Hong Kong Andrew Leung Kwan-yuen đã lên án những hành vi bạo lực, phá hoại nhằm vào tòa nhà của hội đồng này, gây thiệt hại nghiêm trọng một số khu vực của tòa nhà.

Quan chức này cũng kêu gọi người biểu tình thể hiện quan điểm một cách hòa bình và lập tức chấm dứt những hành vi bạo lực. Ngoài ra, 42 thành viên của hội đồng này cũng đã ra thông cáo chung lên án hành vi bạo lực và cực đoan của một nhóm người biểu tình.

Liên minh Dân chủ vì tiến bộ Hong Kong (DAB), một trong những tổ chức chính trị lớn nhất tại khu hành chính đặc biệt này, cũng ra thông cáo phản đối các hành vi bạo lực không chỉ phá hoại nghiêm trọng trật tự xã hội và pháp trị mà còn đi ngược với quyền được bày tỏ quan điểm một cách hòa bình đã nêu trong Luật Cơ bản của khu hành chính đặc biệt này.

DAB cũng tái khẳng định ủng hộ cảnh sát Hong Kong thực thi luật pháp, điều tra hành vi phạm tội và trừng phạt nghiêm khắc những đối tượng vi phạm pháp luật.

Liên minh Doanh nghiệp và nhà nghề Hong Kong (BPA) cũng chỉ trích các hành vi cực đoan, làm tổn hại tới pháp trị Hong Kong và ủng hộ cảnh sát đưa những đối tượng quá khích ra trước ánh sáng công lý.

BPA cho rằng những hành động bạo lực của các đối tượng quá khích đã đi quá giới hạn luật pháp, đe dọa an ninh của những người dân khác và phá hoại hình ảnh của Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong trong mắt cộng đồng quốc tế.

Ngày 1/7/2019 là kỷ niệm tròn 22 thành lập Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong./.

 

   TheoVietnamplus

Các tin khác


Chính sách cởi mở đối với người di cư ở châu Phi

Châu Phi được Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá đi đầu trong công tác cứu trợ nhân đạo và là tấm gương tích cực cho nhiều nơi khác trên thế giới bởi nhiều nước ở "lục địa đen” đã có những chính sách rất cởi mở đối với người tị nạn. Nhất là trong các chiến dịch giải cứu người di cư.

Thủ tướng Đức: Khó chọn được lãnh đạo EC do EP rời rạc, nhiều bất đồng

Các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được nhất trí về người sẽ kế nhiệm Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.

Ông Putin và ông Trump sẽ bàn gì tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga- Mỹ?

Trợ lý tổng thống Nga về chính sách đối ngoại Yury Ushakov cho biết lãnh đạo Nga và Mỹ dự kiến thảo luận các vấn đề liên quan tới sự "ổn định chiến lược" và Ukraine.

Tổng thống Mỹ sẽ không gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại G20

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/6 cho biết ông sẽ không gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến đi Nhật Bản dự Hội nghị G20.

Triều Tiên kêu gọi người dân dùng sản phẩm sản xuất trong nước

Rodong Sinmun đã kêu gọi người dân nước này sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước thay vì hàng nhập khẩu để xây dựng một "nền kinh tế tự lực" trước các lệnh trừng phạt quốc tế.

Phản ứng của Iran sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới

Ngày 25-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết, quyết định của Mỹ áp đặt trừng phạt nhằm vào Lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei và các quan chức cấp cao khác của nước này sẽ vĩnh viễn đóng lại con đường ngoại giao giữa Washington và Tehran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục