Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ quyết định của EU ngừng hoạt động đối thoại cấp cao với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ảnh hưởng tới quyết tâm tiếp tục các hoạt động thăm dò hydrocarbon ở Đông Địa Trung Hải.


Tàu chở giàn khoan thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters)

Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quyết định gần đây của Liên minh châu Âu (EU) đình chỉ cuộc đối thoại cấp cao với Ankara sẽ không ảnh hưởng tới các kế hoạch hoạt động của quốc gia này ở Đông Địa Trung Hải.

Trước đó, ngày 15/7, EU thông qua các biện pháp trừng phạt chính trị và tài chính nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara tiến hành các hoạt động khoan thăm dò ngoài khơi Cộng hòa Cyprus bất chấp nhiều cảnh báo. Trong đó, biện pháp nặng nhất là cắt giảm 145,8 triệu euro (164 triệu USD) trong các Quỹ châu Âu được phân bổ cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020 và đình chỉ hoạt động đối thoại cấp cao với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên không cắt đứt hoàn toàn.

Hãng thông tấn Anadolu dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ quyết định của EU ngừng hoạt động đối thoại cấp cao với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ảnh hưởng tới quyết tâm tiếp tục các hoạt động thăm dò hydrocarbon ở Đông Địa Trung Hải. Bộ trên khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền của mình và quyền của người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như sẽ tăng cường hoạt động trong lĩnh vực này.

Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus cùng tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh Cyprus. Việc phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở phía Đông Địa Trung Hải đã làm dấy lên tranh chấp giữa Cộng hòa Cyprus - nước thành viên EU - và Thổ Nhĩ Kỳ. Cho tới nay, Ankara đã điều hai tàu để thực hiện khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển Cyprus bất chấp cảnh báo từ EU.

Tháng 10 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tàu Fatih tới vùng biển tranh chấp ngoài khơi tỉnh Antalya, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đến tháng 5 vừa qua, tàu thăm dò Fatih của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế phía Tây của Cyprus và bắt đầu hoạt động khoan thăm dò. Tàu khoan thứ hai Yavuz của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được triển khai hồi tháng 6 vừa qua để bắt đầu tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt ở khu vực phía Đông.

Phía Ankara đã khẳng định hoạt động thăm dò này dựa trên "quyền lợi hợp pháp," theo đó vị trí thăm dò nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, EU coi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "sự leo thang không thể chấp nhận", đồng thời yêu cầu chính quyền Ankara phải dừng ngay các hoạt động thăm dò trái phép nếu không muốn bị trừng phạt./.

 

                         TheoVietnamplus

Các tin khác


Iran hoan nghênh nỗ lực của Pháp nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân

Iran hoan nghênh các nỗ lực của Pháp nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với Nhóm P5+1 hồi năm 2015, với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Mỹ miễn áp thuế 25% với một số sản phẩm y tế và điện tử Trung Quốc

Các sản phẩm nói trên trên của Trung Quốc sẽ không phải chịu mức thuế 25% mà Mỹ áp đặt đối với 34 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 6/7/2018.

Mỹ-Trung xúc tiến nối lại đàm phán giải quyết bất đồng thương mại

Ngày 9/7, giới chức Mỹ cho biết các nhà đàm phán Mỹ đã có cuộc điện đàm với đối tác Trung Quốc nhằm thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra giữa hai nước.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Liên minh châu Âu

Trang web của Tổng thống Ukraine đăng tải thông tin cho biết, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 giữa nước này với EU cùng ngày đã khai mạc nhằm lên kế hoạch cho tương lai quan hệ giữa hai bên.

Tổng thống Mỹ Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ đầu nhiệm kỳ

Kết quả một cuộc thăm dò mới được hãng ABC News và tờ Washington Post công bố ngày 7/7 cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Trump đã tăng lên mức cao nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Thủ tướng Hàn Quốc lên tiếng xin lỗi vụ cô dâu Việt bị chồng bạo hành

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã bày tỏ lấy làm tiếc, đồng thời lên tiếng xin lỗi về vụ một phụ nữ Việt Nam bị người chồng Hàn Quốc bạo hành trong vụ việc gây xôn xao dư luận tuần qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục