Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy và tội phạm (UNDOC) ngày 18/7 công bố báo cáo cho biết các thế lực tội phạm xuyên quốc gia đang ngày càng lớn mạnh tại khu vực Đông Nam Á, thu lợi hàng tỷ USD mỗi năm thông qua các hoạt động phạm pháp do những kẽ hở về pháp luật cũng như việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo ở khu vực này.
Báo cáo của UNODC phản ánh thực trạng xảy ra tại một số
khu vực Đông Nam Á như việc hối lộ có hệ thống để các loại hàng cấm, hàng giả,
hàng hóa buôn lậu... thông quan tại các cửa khẩu. UNDOC cảnh báo nhiều băng
nhóm tội phạm có gốc gác tại Hong Kong,
Macau,
Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan đã có tầm ảnh hưởng vượt xa khả năng đối phó
của lực lượng thi hành công vụ.
Báo cáo đề cập cụ thể đến việc các sòng bạc gia tăng về
số lượng trong khi các quy định quản lý sòng bạc lỏng lẻo đã tiếp tay cho tội
phạm dễ dàng "rửa" những khoản tiền không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, báo
cáo cũng nêu cách thức tội phạm rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng chính quy
ở
Singapore và
Hong Kong (Trung Quốc).
UNDOC đã đề cập vụ phát hiện một xưởng sản xuất ma túy đá
methamphetamine ở
Myanmarvới mạng lưới phân phối toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm dẫn chứng
trong báo cáo.
Đại diện của UNDOC tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình
Dương khẳng định thị trường ma túy đá châu Á - Thái Bình Dương hiện lớn nhất
thế giới và trong tất cả các nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm buôn bán ma túy
đang trở nên nguy hiểm nhất và cũng là nhóm có nguồn thu lớn nhất. Điều này cho
thấy thế lực gia tăng của các nhóm tội phạm xuyên biên giới.
UNDOC cho biết giá trị các vụ buôn bán ma túy trong năm 2018 ở khu vực này dao
động trong khoảng từ 30,3 tỷ USD đến 61,4 tỷ USD, tăng 15 tỷ USD so với
năm 2013. Thị trường Australia, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc chiếm 20 tỷ
USD, khoảng 1/3 trong số đó.
UNDOC ước tính trên 12 triệu người sử dụng ma túy tổng
hợp ở Đông Á, Đông Nam Á, Australia, New Zealand trong năm 2018 đã tiêu thụ 320
tấn ma túy đá tinh chất và toàn bộ số ma túy này đều có nguồn gốc từ các xưởng
sản xuất ma túy tại phía Bắc Myanmar.
TheoTTXVN
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.