Ngày 22-10, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp kéo dài sáu giờ đồng hồ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại TP Sochi (LB Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc gặp đã giúp hai nhà lãnh đạo đạt được những quyết định quan trọng về việc giải quyết tình hình Syria.


Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực thúc đẩy giải pháp hòa bình ở Syria

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin nói: "Tôi muốn bày tỏ sự hài lòng với kết quả mà chúng tôi đã đạt được sau thời gian làm việc dài và vất vả nhằm tìm đạt được các thỏa thuận, sẽ được hai ngoại trưởng công bố sau. Tôi tin rằng những kết quả này là rất quan trọng và sẽ giúp giải quyết tình hình phức tạp ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ".

Theo ông Putin, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng cần hỗ trợ người tị nạn Syria quay trở về quê hương, điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế và xã hội của các đất nước mà người tị nạn đang sinh sống. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc (LHQ) có sự hợp tác nhân đạo tích cực hơn đối với những người Syria hồi hương mà không kèm theo sự phân biệt đối xử, chính trị hóa hay điều kiện tiên quyết nào".

Tổng thống Nga cho rằng không nên để tình hình ở phía bắc Syria cản trở việc Ủy ban Hiến pháp nước Syria nhóm họp vào ngày 29-10 tới tại Geneva (Thụy Sĩ). Ông cũng lưu ý rằng trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, hai ông đã thảo luận những bước đi sắp tới nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị hòa bình ở Syria. Theo đó, chính người dân Syria sẽ thực hiện những bước đi này trong khuôn khổ Ủy ban Hiến pháp Syria với sự hỗ trợ của LHQ.

Cả hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều nhất trí ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Ông Putin nói: "Nói chung, sự ổn định lâu dài và bên vững ở Syria chỉ có thể đạt được nếu chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này được tôn trọng. Và điều quan trọng nhất là các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta cũng chia sẻ điều này".

Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Tayyip Erdogan đã giải thích với ông Putin các mục tiêu và mục đích của chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành dọc biên giới Syria. Tổng thống Nga Putin cảm ơn người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp lại lời mời ông đưa ra trong cuộc điện đàm gần đây và tới Sochi cùng với một đoàn đại biểu để thảo luận về những sự kiện đang diễn ra tại nước CH A-rập Syria, cụ thể ở phía đông bắc quốc gia này. Ông Putin cũng cho biết hai ông hiểu rõ quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thực hiện các hành động nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

Về phần mình, ông Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ tiến hành các cuộc tuần tra chung ở phía bắc Syria. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông nói: "Trong vòng 150 giờ, các lực lượng của Các đơn vị Bảo vệ Nhân Dân người Kurd phải rời khỏi phạm vi 30km. Thời gian sẽ được tính bắt đầu từ 12 giờ ngày mai (23-10, giờ địa phương). Sau khi hết thời hạn này, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tuần tra chung dọc khu vực phía đông và phía tây của khu vực chiến dịch Mùa xuân Hòa Bình. Theo ông Erdogan, việc tuần tra chung sẽ được thực hiện trong vùng lãnh thổ của Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 10km.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng thông báo việc tuần tra chung ở các vùng lãnh thổ phía bắc Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành sẽ không bao gồm thị trấn Qamishli.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về kết quả cuộc hội đàm giữa hai ông. Theo bản ghi nhớ, các bên thống nhất hiện trạng của khu vực Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở bắc Syria, bao gồm một vùng đất có chiều sâu 32km kể từ biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ và bao phủ Tel Abyad và Ras Al Ayn sẽ được giữ nguyên.

Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sẽ lập ra một cơ chế chung để giám sát và điều phối việc triển khai những thỏa thuận đã đạt được trong biên bản ghi nhớ này.

                     Theo Nhandan


Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục