Vào 3 giờ chiều 13-3 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự bùng phát của dịch Covid-19, tạo điều kiện cho việc cung cấp thêm viện trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.


Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu ý kiến tại một cuộc họp báo, Tổng thống Trump nêu rõ: "Nhằm dỡ bỏ những rào cản đối với thẩm quyền đầy đủ của Chính phủ liên bang... Tôi chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19".

Trước đó, trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục ở Nhà trắng ngày 12-3, Tổng thống Trump khẳng định sẽ đưa ra các hành động khẩn cấp nhằm hỗ trợ tài chính cho những người lao động bị ốm, tham gia cách ly hoặc chăm sóc người khác do nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ông khẳng định, đây không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Ireland Leo Varadkar, ông Trump nhấn mạnh: "Chúng tôi có những thẩm quyền mạnh mẽ theo Đạo luật Stafford".

Theo Đạo luật Stafford, việc Tổng thống "tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do bệnh truyền nhiễm" sẽ cho phép Cơ quan Quản lý Khẩn cấp liên bang (FEMA) cung cấp ngân sách đối phó thảm họa cho các chính quyền bang và địa phương, cũng như cung cấp sự hỗ trợ liên bang đối với việc ứng phó với virus SARS-CoV-2. Đạo luật Stafford cho phép giải ngân gói cứu trợ khẩn cấp lên tới 40 tỷ USD, đồng thời cho phép FEMA dỡ bỏ các hàng rào pháp lý để phân phối ngân sách cứu trợ nhanh hơn. Các tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia thường được đưa ra trong trường hợp thiên tai, song cũng có thể được sử dụng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Năm 2000, cựu Tổng thống Bill Clinton từng đưa ra một tuyên bố tương tự do virus Tây sông Nile.

Trong nhiều tuần qua, chính quyền Tổng thống Trump cố gắng trấn an dư luận khi khẳng định Mỹ có khả năng kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế gần đây đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Các biện pháp trên của chính quyền Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh số ca có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày càng tăng nhanh tại các thành phố và tiểu bang của Mỹ, báo hiệu khả năng khó có thể kiểm soát được dịch bệnh tại quốc gia này.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Trung Quốc: Chỉ có 15 ca mới mắc COVID-19 trong ngày

Như vậy, tính đến hết ngày 11/3, Trung Quốc đại lục đã xác nhận tổng cộng 3.169 ca tử vong và 80.793 trường hợp mắc COVID-19.

WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa chính thức tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) là đại dịch toàn cầu có nguy cơ kéo dài, trong bối cảnh thế giới ghi nhận hơn 120 nghìn ca nhiễm tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm hơn 4.000 người tử vong.

Indonesia ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19

Giới chức y tế Indonesia ngày 11/3 thông báo nước này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trung Quốc đã chữa khỏi bệnh COVID-19 cho gần 61.500 người

Trong ngày 10/3, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 1.578 bệnh nhân COVID-19 được ra viện, nâng tổng số người bình phục và xuất viện tại quốc gia này lên 61.475 người.

Các nước EU tăng cường phối hợp chặn đà lây lan và hậu quả của dịch Covid-19

Tối ngày 10-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết các nước EU sẽ phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 hiện đang ảnh hưởng rất nặng nề tới nhiều nước, nhất là Italy, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Cùng lúc, EU sẽ tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, chữa bệnh và ổn định tình hình phát triển kinh tế.

Italy đã có 10.149 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trong ngày 10/3, Italy ghi nhận thêm 977 ca dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 10.149 trường hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục