Canada, Pháp, Nga và nhiều quốc gia cấm người nước ngoài nhập cảnh nhằm đối phó tình hình Covid-19 lây lan.

"Chúng tôi sẽ cấm nhập cảnh với những người không phải công dân, thường trú nhân Canada hay công dân Mỹ. Đây là bước đi đáng kể được thực hiện trong tình huống đặc biệt", Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói với các phóng viên bên ngoài nhà riêng của ông hôm 16/3.


Cửa khẩu biên giới tại tỉnh Ontario của Canada hôm 16/3. Ảnh: AFP.

Thủ tướng Canada cũng kêu gọi người dân ở nhà và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. "Ở nhà là biện pháp quan trọng để bảo vệ cộng đồng và bản thân mỗi người. Tất cả chúng ta đều phải làm vậy", ông nói thêm. Trudeau đang tự cách ly tại nhà sau khi vợ ông được xác nhận dương tính nCoV hôm 13/3.

Giải thích lý do công dân Mỹ được miễn trừ khỏi lệnh cấm, Thủ tướng Trudeau khẳng định quan hệ song phương thân thiết giữa hai nước khiến Mỹ được đối xử khác với những quốc gia còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng áp dụng thêm nhiều biện pháp kiểm soát biên giới trong thời gian tới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua thông báo nước này sẽ đóng cửa biên giới từ 12h ngày 17/3 để kiểm soát nCoV. Ông cũng ra lệnh cấm tập trung đông người trên toàn lãnh thổ Pháp, bao gồm cả những sự kiện gặp mặt gia đình.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cũng ra lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh nước này từ 0h ngày 17/3 đến ngày 1/5. Biện pháp này không áp dụng cho nhân viên cơ quan ngoại giao tại Nga, người làm việc trong ngành giao thông vận tải, hàng không và phái đoàn nước ngoài tới thăm Nga.

Những người tới Nga viếng người thân qua đời, thường trú nhân hoặc hành khách quá cảnh tại sân bay Nga cũng được miễn trừ khỏi lệnh cấm.

Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha Fernando Grande-Marlaska tuyên bố nước này sẽ siết chặt kiểm soát biên giới từ ngày 17/3, chỉ cho phép công dân và thường trú nhân, công nhân làm việc xuyên biên giới, các nhà ngoại giao và những người có lý do bất khả kháng được nhập cảnh.

ColombiaChileGuatemala, Tunisia và Sudan cũng đóng cửa biên giới trên bộ.

Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tháng 12/2019, khiến 182.383 người nhiễm nCoV, trong đó có 7.144 ca tử vong và 78.342 người hồi phục.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Gần 6.500 người chết vì nCoV toàn cầu

Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết.

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 15/3: Châu Âu thành tâm dịch, Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi châu Âu là tâm dịch COVID-19 của thế giới, trong đó tình hình ở Italy là nghiêm trọng nhất. Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia khi số ca nhiễm tăng nhanh.

Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Vào 3 giờ chiều 13-3 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự bùng phát của dịch Covid-19, tạo điều kiện cho việc cung cấp thêm viện trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Châu Âu tăng cường biện pháp chống dịch Covid-19

Trước tình trạng số người mắc và tử vong do Covid-19 tại châu Âu tăng nhanh chóng, các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha và Cộng hòa (CH) Séc quyết định tăng cường nhiều biện pháp mạnh để đẩy lùi dịch bệnh. Đáng chú ý, Tây Ban Nha hôm qua đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước.

Italy có hơn 1.000 ca tử vong, Anh chuyển sang giai đoạn chống dịch mới

Ngày 12-3, tình hình dịch Covid-19 tại Italy tiếp tục diễn biến phức tạp khi số ca tử vong tại nước này vượt 1.000 trường hợp. Trong khi đó, Thủ tướng Anh quyết định đưa nước này sang giai đoạn thứ hai trong kế hoạch ứng phó với dịch Covid-19.

Châu Âu tiếp tục "gồng mình" đối chọi với dịch bệnh COVID-19

Hàng loạt nước châu Âu đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh và đóng cửa những địa điểm công cộng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục