Ngay cả khi hàng triệu người Mỹ chỉ ở yên trong nhà, nghiêm chỉnh tuân thủ các chỉ dẫn y tế, số ca tử vong do dịch COVID-19 tại nước này vẫn tăng cao, 865 ca trong ngày 31/3.



Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ xe cứu thương vào bệnh viện Brooklyn ở New York, Mỹ ngày 27/3/2020.

Đây cũng là số ca tử vong cao nhất trong một ngày ghi nhận tại Mỹ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan tại nước này.

Theo hãng tin Reuters, gần một nửa số ca tử vong nói trên tập trung tại bang New York - tâm dịch COVID-19 tại Mỹ, bất cấp chính quyền bang đã đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh tại bang này. Thị trưởng thành phố New York, Bill de Blasio cho biết sẽ kêu gọi các nguồn lực liên bang hỗ trợ thành phố này chống dịch.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại (theo thống kê của trang worldometers.info), Mỹ đã ghi nhận 4.054 ca tử vong do COVID-19, vượt xa con số 2.977 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Hiện tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Mỹ lên tới 188.578 ca.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế của Nhà Trắng cảnh báo nguy cơ khoảng 100.000 đến 240.000 người tại Mỹ có thể tử vong do dịch bệnh này. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ngày 31/3 cho rằng các cơ sở kinh doanh và trường học cần tiếp tục đóng cửa ít nhất đến hết tháng 4. Nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo hai tuần tới sẽ là thời điểm "rất, rất đau thương" của đất nước Mỹ. Ông kêu gọi người dân Mỹ chuẩn bị ứng phó với những ngày khó khăn còn ở phía trước.

Chính phủ Mỹ cũng đang chạy đua với thời gian để lập hàng trăm bệnh viện dã chiến gần các thành phố lớn, trong bối cảnh hệ thống y tế của của nước này đang bị quá tải do dịch viêm đường hô hấp COVID-19.

Hiện quân đội Mỹ đang tìm kiếm các khách sạn, nhà khách, trung tâm hội nghị và các khu vực có không gian lớn để dựng 341 bệnh viện tạm thời, đáp ứng nhu cầu giường bệnh đối phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới.

* Brazil cũng đang chứng kiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới và số ca tử vong tăng vọt. Bộ Y tế Brazil ngày 31/3 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 42 ca tử vong. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên tới 201 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm cũng tăng vọt lên mức 5.717 ca, tăng 1.138 ca so với ngày trước đó.

Số ca nhiễm tại Ecuador tính đến ngày 31/3 là 2.240 ca, bao gồm 75 ca tử vong.Colombia ghi nhận tổng ca nhiễm là 906 ca, trong đó có 16 ca tử vong. Bộ Y tế Colombia nhận định quốc gia Nam Mỹ này đang chuyển giao từ giai đoạn phòng ngừa sang giai đoạn bùng phát nhẹ dịch bệnh.

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


Nước Nga thực hiện các biện pháp mạnh chống dịch Covid-19

Từ 0 giờ sáng 30-3, Nga thực hiện đóng cửa biên giới đường bộ, đường sắt, đường thủy. Cụ thể, hãng tin Ria-Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã chỉ thị hạn chế qua lại biên giới Nga do những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Các tài liệu tương ứng đã được công bố trên trang web của chính phủ.

Campuchia tăng cường trang thiết bị chống dịch Covid-19

Ngày 30-3, Chính phủ Hoàng gia Campuchia chỉ đạo các cơ quan chức năng nhập khẩu ba triệu khẩu trang cùng năm nghìn bộ dụng cụ y tế nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thế giới ghi nhận hơn 700.000 ca nhiễm COVID-19

Thống kê của trang worldometers cho hay, tính đến 8h sáng 30/3 theo giờ Việt Nam, tổng cộng có 721.412 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới.

WHO ra mắt chatbot chống tin giả trên ứng dụng tin nhắn WhatsApp

Chatbot của WHO có thể trả lời được một vài câu hỏi ngay lập tức, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn tất cả các tin tức giả mạo lưu hành trên hệ thống ứng dụng nhắn tin này.

Diễn biến dịch COVID-19 tới 6h sáng 29/3: Thế giới có gần 30.500 người chết, ca nhiễm và tử vong ở Mỹ tăng cao kỷ lục

Tính đến 6h sáng 29/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã có 658.672 trường hợp mắc COVID-19 và 30.471 trường hợp tử vong. Trong đó, Mỹ vẫn là nước có nhiều ca nhiễm virus nhất, còn Italy dẫn đầu về số ca tử vong khi vượt ngưỡng 10.000.

Khống chế bệnh dịch Covid-19 ở khu vực EU cần sự đoàn kết, tương trợ

Lãnh đạo của 27 nước thành viên EU vẫn chưa thống nhất được biện pháp kinh tế chung để đối phó cuộc khủng hoảng dịch bệnh ngày càng lan rộng. Trước tình hình đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và một số lãnh đạo EU cũng như các chuyên gia kinh tế kêu gọi các nước trong khu vực đồng tâm, hợp lực nhằm sớm khống chế dịch bệnh và ổn định tình hình kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục