Thủ tướng Israel và Bộ trưởng Quốc phòng đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này David Friedman về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine.


Khu định cư Do thái Givat Zeev của Israel ở gần thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 10/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 14/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz đã có cuộc thảo luận với Đại sứ Mỹ tại nước này David Friedman về kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở khu vực Bờ Tây của người Palestine.

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Tel Aviv, tham gia cuộc thảo luận còn có Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi và Chủ tịch Quốc hội Yariv Levin. Hiện chưa có tuyên bố chính thức được đưa ra sau khi cuộc gặp kết thúc. Dự kiến các bên sẽ tiến hành một cuộc họp khác trong ngày 15/6.

Cũng trong ngày 15/6, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ có hội nghị trực tuyến với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về kế hoạch hòa bình Trung Đông được Tổng thống Donald Trump công bố hồi tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 10/6 đã khẳng định Đức và các đối tác châu Âu đều quan ngại sâu sắc về các kế hoạch sáp nhập của Israel đối với các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Bờ Tây.

Theo đó, cùng với EU, Đức nhận định kế hoạch sáp nhập của Israel là không phù hợp với luật pháp quốc tế. EU ủng hộ việc tái khởi động các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine về giải pháp 2 nhà nước.

Hiện Israel có kế hoạch sáp nhập hơn 30% diện tích các vùng đất tại Bờ Tây, gồm Thung lũng Jordan, cũng như áp đặt chủ quyền đối với các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây. Thủ tướng Netayahu cho biết kế hoạch sáp nhập có thể được triển khai từ đầu tháng 7.

Tuy nhiên, kế hoạch của Israel lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Palestine và cộng đồng quốc tế.

Chính quyền Palestine đã tuyên bố chấm dứt Hiệp định hòa bình Oslo ký năm 1993 giữa Chính phủ Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), gồm mọi thỏa thuận hợp tác an ninh và các quan hệ dân sự với Israel./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/6: Mỹ Latinh ''gồng mình'' trước đỉnh dịch, châu Âu-Á thúc đẩy nới lỏng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 101.308 trường hợp mắc COVID-19 và 2.945 ca tử vong. Trong khi các nước Mỹ Latinh đang "gồng mình" chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, thì châu Âu và nhiều nước châu Á tiếp tục nỗ lực mở cửa lại, đặc biệt là kích cầu du lịch làm đòn bẩy hồi phục kinh tế.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/6: Nước Mỹ trên 2 triệu người mắc bệnh; số ca tử vong tại Mỹ Latinh tăng vọt

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 109.775 trường hợp mắc COVID-19 và 3.276 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người. Khu vực châu Mỹ, nhất là Mỹ Latinh, chứng kiến đại dịch diễn biến phức tạp, theo hướng nghiêm trọng hơn; trong khi đó, nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh nới lỏng các biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.

Bấp bênh giá dầu

Có hiệu lực từ hôm 1-5, song thỏa thuận giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới về cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày chưa thể ngay lập tức giúp thị trường "vàng đen” ổn định trở lại. Triển vọng thiếu lạc quan của kinh tế thế giới và nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 là những yếu tố khiến giá dầu luôn bấp bênh.

Tổng thống Belarus giải tán chính phủ

Ngày 3-6, kênh truyền hình Belarust trong bản tin của mình cho biết, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã quyết định giải tán toàn bộ chính phủ nước này. Ông Lukashenko đã ký sắc lệnh thi hành quyết định.

Ấn Độ sơ tán 100.000 người, chuẩn bị ứng phó bão Nisarga

Nhà chức trách Ấn Độ đang khẩn trương sơ tán ít nhất 100.000 người đến các khu vực an toàn để phòng tránh bão cơn bão lốc Nisarga theo dự báo sẽ đổ bộ vùng bờ biển phía Tây nước này vào chiều hoặc tối 3/6.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 3/6: Thế giới gần 6,5 triệu người mắc bệnh; nhiều nước mở cửa trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 107.654 trường hợp mắc COVID-19 và 4.449 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng gần 6,5 triệu người. Trừ Mỹ và Brazil, đại dịch tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới; nhiều nước từng bước nới lỏng các biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục