Mexico đang trong giai đoạn đỉnh dịch và làn sóng dịch thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới, trong khi đó Brazil ghi nhận thêm 20.647 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/6, Bộ Y tế Mexico thông báo số ca mắc COVID-19 ở nước này đã tăng thêm 3.427 ca và thêm 439 ca tử vong, theo đó tổng số ca mắc ở nước này lên tới 150.264 người, trong đó 17.580 ca tử vong, và 53.217 người nghi ngờ nhiễm bệnh.
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Hugo Lopez-Gatell cho biết Mexico đang trong giai đoạn đỉnh dịch, đồng thời nhận định làn sóng dịch COVID-19 thứ nhất sẽ kéo dài tới tháng 10/2020, và làn sóng dịch thứ 2 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.
Mexico không tiến hành xét nghiệm trên diện rộng mà chỉ xét nghiệm đối với những người có triệu chứng bệnh. Hiện Mexico đã tiến hành 415.097 xét nghiệm, như vậy có tới 36,2% số người xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trên bản đồ đèn báo hiệu COVID-19 trên cả nước, 16/32 bang của Mexico sẽ chuyển từ đèn đỏ sang đèn cam từ ngày 15/6, qua đó cho phép nhiều lĩnh vực kinh tế phi thiết yếu hoạt động trở lại.
Tại khu vực Trung Mỹ, số ca mắc COVID-19 ở Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tiếp tục tăng mạnh khi ghi nhận thêm 1.628 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 45.695 trường hợp, trong đó có 1.230 ca tử vong.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở San Salvador, El Salvador. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, tại khu vực Nam Mỹ, Bộ Y tế Brazil cho biết nước này đã ghi nhận thêm 20.647 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lên 888.271 người, trong đó có 43.959 ca tử vong.
Cùng ngày, Tổng thống Chile Sebastián Piñera đã quyết định gia hạn tình trạng thảm họa đặc biệt đã có hiệu lực kể từ giữa tháng 3 vừa qua thêm 90 ngày do COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh. Chile đã ghi nhận gần 180.000 ca bệnh, trong đó có 3.362 ca tử vong.
Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp Peru, với 229.736 ca mắc bệnh, trong đó có 6.688 ca tử vong.
Chính phủ Peru đã kéo dài lệnh phong tỏa và hạn chế sự đi lại của người dân từ 21 giờ ngày hôm trước tới 4 giờ ngày hôm sau tới ngày 30/6./.
Theo TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, tính đến 9 giờ sáng 13-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là 7.732.485 ca, trong đó có 428.236 người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12-6 nhận định, châu Mỹ vẫn đang là điểm nóng nhất trên bản đồ Covid-19 thế giới hiện nay với khu vực Bắc và Nam Mỹ hiện có bốn trong số 10 quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất thế giới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 11/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 7.439.294 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó số ca tử vong là 417.956. Dịch bệnh tại Brazil đang nghiêm trọng nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 115.753 trường hợp mắc COVID-19 và 4.624 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 7,3 triệu người. Mỹ và Brazil chứng kiến số ca tử vong tăng vọt trở lại, trong khi nhiều nước châu Âu từng bước nới lỏng biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 101.308 trường hợp mắc COVID-19 và 2.945 ca tử vong. Trong khi các nước Mỹ Latinh đang "gồng mình" chuẩn bị bước vào đỉnh dịch, thì châu Âu và nhiều nước châu Á tiếp tục nỗ lực mở cửa lại, đặc biệt là kích cầu du lịch làm đòn bẩy hồi phục kinh tế.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 109.775 trường hợp mắc COVID-19 và 3.276 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người. Khu vực châu Mỹ, nhất là Mỹ Latinh, chứng kiến đại dịch diễn biến phức tạp, theo hướng nghiêm trọng hơn; trong khi đó, nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh nới lỏng các biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Có hiệu lực từ hôm 1-5, song thỏa thuận giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới về cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày chưa thể ngay lập tức giúp thị trường "vàng đen” ổn định trở lại. Triển vọng thiếu lạc quan của kinh tế thế giới và nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 là những yếu tố khiến giá dầu luôn bấp bênh.