Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo, từ ngày 1/7, công dân nước ngoài từng đến 18 quốc gia nói trên trong vòng 14 ngày sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Nhật Bản. Các quốc gia mới được đưa vào danh sách này chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, gồm Algeria, Cuba, Iraq, Cameroon, CH Trung Phi, Costa Rica, Eswatini, Gruzia, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Jamaica, Liban, Mauritania, Nicaragua, Saint Vincent và Grenadines, cùng Senegal. Như vậy, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà công dân bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản hiện lên tới con số 129.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới như ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân các nước thuộc danh sách trên cho đến cuối tháng Bảy tới. Với các hạn chế này, trong tháng Năm vừa qua, chỉ có khoảng 1.700 công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản, giảm 99,9% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất trong lịch sử.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đi lại đối với những nước kiểm soát tốt dịch COVID-19. Theo số liệu thống kê chính thức ở Nhật Bản, tính đến ngày 29/6, nước này ghi nhận hơn 18.500 ca mắc bệnh, trong đó có 985 ca tử vong.
Cùng ngày, Chính phủ Nam Phi thông báo tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động đi lại trong nước bằng đường hàng không. Quyết định này được đưa ra mặc dù số ca mắc COVID-19 ở nước này tiếp tục tăng cao.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giao thông Nam Phi Fikile Mbalula cho biết, cùng với 4 sân bay hiện đang hoạt động, các sân bay khác sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/7, phục vụ các chặng bay nội địa. Các chuyến bay quốc tế hiện vẫn bị cấm, ngoại trừ các chuyến bay được bộ trên cấp phép.
Trước đó, ngày 30/5, Bộ trưởng Mbalula thông báo về việc nối lại hoạt động hàng không nội địa vì mục đích công tác hoặc thiết yếu. Theo ông, kế hoạch mở cửa trở lại giai đoạn một đóng vai trò quan trọng để đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của các hướng dẫn y tế phòng dịch đối với hành khách và nhân viên hàng không. Việc tiếp tục nới lỏng hạn chế đối với hàng không nội địa được thực hiện đồng thời với từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê, trong ngày 28/6, Nam Phi ghi nhận thêm 6.334 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 138.134 người. Trong khi đó, số ca tử vong đang là 2.456 người.
Theo Baotintuc.vn
14h chiều 24/6 (giờ Việt Nam), tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga đã bắt đầu lễ duyệt binh long trọng kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng Phát xít. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt tại Quảng trường Đỏ cùng với gần 80 cựu chiến binh Nga và các quan chức chính phủ cấp cao chứng kiến lễ duyệt binh. Ít nhất 10 nguyên thủ quốc gia và nhiều quan chức ngoại giao, bộ trưởng các nước và các tổ chức quốc tế đã tới Moskva tham dự lễ duyệt binh.
Hiện tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 ở New York là khoảng 1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 60% hồi đầu tháng Tư, nhưng mỗi ngày, thành phố vẫn ghi nhận hơn 100 ca nhiễm.
Tại Đức, hệ số lây nhiễm cơ bản COVID-19 đã tăng từ 21,79 lên 2,88 hôm 21.6, giới chức y tế cho hay.
Lãnh đạo các nước EU đã nhất trí cần phải có hành động đáp ứng nhanh chóng mặc dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng về kế hoạch phục hồi sau đại dịch cũng như về ngân sách dài hạn của EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo các lãnh đạo đồng nghiệp rằng Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và trước mắt sẽ là quãng thời gian đặc biệt khó khăn.
Brazil đã ghi nhận 1.009.699 ca mắc COVID-19, trong đó có 48.427 trường hợp tử vong, tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về cả số ca nhiễm bệnh và tử vong, chỉ sau Mỹ.