Giám đốc WFP nhấn mạnh nếu nguồn viện trợ không đến được Syria, khoảng 6,5 triệu người di dời nội bộ sẽ làm những gì cần thiết để nuôi sống con cái của họ và điều đó có nghĩa là họ sẽ di cư.

 


Người dân mua sắm tại một khu chợ ở tỉnh Hasakeh, Syria ngày 12/5/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giám đốc điều hành Chương trình lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, ông David Beasley ngày 25/6 cho rằng sự tuyệt vọng ngày càng tăng ở Syria có thể kích hoạt một cuộc di cư lớn khác, trừ khi các quốc gia tài trợ đóng góp thêm tiền để giảm bớt nạn đói.

Ông cũng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần đảm bảo các chuyến hàng viện trợ có thể đến được đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ông David Beasley nhấn mạnh một điều rất quan trọng là giữ cho hàng viện trợ được vận chuyển qua các cửa khẩu biên giới trong thời điểm gia tăng số lượng người đứng trên bờ vực của nạn đói.

Hoạt động của WFP tại Syria đang phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí lên đến 200 triệu USD trong năm nay.

Giám đốc WFP đưa ra lời kêu gọi trước thềm hội nghị các nhà tài trợ cho Syria diễn ra vào ngày 30/6 tới tại Brussels, Bỉ do Liên minh châu Âu (EU) chủ trì.

Hội nghị cố gắng quyên góp hàng tỷ đôla Mỹ mỗi năm để làm giảm bớt hậu quả mà cuộc nội chiến ở Syria gây ra trong 9 năm qua, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Tuy nhiên, trên thực tế, các khoản đóng góp thường không đạt được như các cam kết đưa ra tại hội nghị.
Hội nghị tài trợ cho Syria diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái do đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Syria, nơi đồng nội tệ đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

Tình hình bất ổn kinh tế tại Syria trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính ở nước láng giềng Liban, là cầu nối chính của Syria với thế giới bên ngoài.

Ông David Beasley cho rằng các nhà tài trợ cần phải nhận thức được tình hình cấp thiết ở Syria có thể tạo ra một dòng người tị nạn khác, như cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.

Ở thời điểm đó, khoảng 1 triệu người tị nạn Syria đã đến châu Âu chủ yếu thông qua con đường từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp và số ít hơn đi qua Libya sang Italy.

Giám đốc WFP nhấn mạnh nếu nguồn viện trợ không có khả năng đến được Syria, khoảng 6,5 triệu người di dời nội bộ sẽ làm những gì cần thiết để nuôi sống con cái của họ và điều đó có nghĩa là họ sẽ di cư.

Các chuyến hàng viện trợ của Liên hợp quốc xuất phát từ Iraq đã bị tạm hoãn vào đầu năm nay, sau khi Nga phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép tiếp tục các chuyến hàng đi qua biên giới với Iraq và giảm số lượng điểm giao hàng viện trợ từ 4 xuống còn 2 dọc biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ đến phía Tây Bắc.

Quyết định này đã khiến cho phần lớn lãnh thổ ở miền Bắc Syria bị cắt đứt khỏi viện trợ từ bên ngoài.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện đang xem xét dự thảo nghị quyết mở lại cửa khẩu biên giới với Iraq trong vòng 6 tháng để cho phép vận chuyển hàng viện trợ, trong bối cảnh người dân Syria đang chống lại đại dịch COVID-19.

Các cơ quan viện trợ đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đảm bảo nguồn tiếp tế về lương thực và các dịch vụ y tế đến được với nhiều người đang sống trong những trại di cư quá đông đúc./.


Theo TTXVN/Vietnam+

Các tin khác


Chỉ số lây nhiễm COVID-19 của Đức tăng vọt đáng lo ngại

Tại Đức, hệ số lây nhiễm cơ bản COVID-19 đã tăng từ 21,79 lên 2,88 hôm 21.6, giới chức y tế cho hay.

Các nước EU đồng ý xúc tiến nhanh kế hoạch phục hồi

Lãnh đạo các nước EU đã nhất trí cần phải có hành động đáp ứng nhanh chóng mặc dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng về kế hoạch phục hồi sau đại dịch cũng như về ngân sách dài hạn của EU.

Thủ tướng Đức Merkel cảnh báo lãnh đạo EU về giai đoạn ‘rất khó khăn’

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo các lãnh đạo đồng nghiệp rằng Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và trước mắt sẽ là quãng thời gian đặc biệt khó khăn.

Số ca mắc COVID-19 tại Brazil đã vượt quá 1 triệu người

Brazil đã ghi nhận 1.009.699 ca mắc COVID-19, trong đó có 48.427 trường hợp tử vong, tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về cả số ca nhiễm bệnh và tử vong, chỉ sau Mỹ.

EU hy vọng Mỹ cân nhắc việc rút khỏi đàm phán thuế dịch vụ kỹ thuật số

Ủy viên EU Paolo Gentiloni lấy làm tiếc về việc Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán quốc tế liên quan đến vấn đề đánh thuế trong nền kinh tế số, song hy vọng rằng đây chỉ là bước lùi tạm thời.

Kinh tế Đức mất khoảng 390 tỷ euro do dịch bệnh COVID-19

Một số chuyên gia kinh tế đánh giá Đức đang rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc, trong đó GDP của nước này có thể sẽ giảm trong khoảng từ 6,3-7% trong năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục