Tại Đức, hệ số lây nhiễm cơ bản COVID-19 đã tăng từ 21,79 lên 2,88 hôm 21.6, giới chức y tế cho hay.

 


Nhân viên mặc đồng phục và đeo khẩu trang ở sảnh vào khách sạn Adlon Kempinski nổi tiếng ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP.

Chỉ số liên quan tới COVID-19 tăng có nguy cơ dẫn tới tái áp đặt các biện pháp hạn chế hoạt động của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, là đòn giáng mạnh vào đất nước cho tới nay vẫn được xem là thành công trong kiềm chế COVID-19 và giữ tỉ lệ tử vong ở mức khá thấp, Reuters nhận định. 

Để giữ cho đại dịch ở mức có thể kiểm soát, Đức cần hệ số lây nhiễm giảm xuống dưới 1. Hệ số 2,88 do Viện Robert Koch (RKI) về sức khỏe cộng đồng công bố đồng nghĩa với trong số 100 người nhiễm virus sẽ có 288 người khác bị lây nhiễm. 

Thủ tướng Angela Merkel đã ủng hộ việc duy trì các biện pháp đóng cửa lâu hơn nhưng đã dần nới lỏng các hạn chế trong những tuần gần đây sau sức ép từ các chính trị gia khu vực đòi khởi động lại nền kinh tế. 

Bùng phát COVID-19 trong những tuần gần đây đã xảy ra tại các viện dưỡng lão, bệnh viện, các tổ chức cho người tị nạn và người tị nạn, trong các nhà máy chế biến thịt và các công ty logistics, những người lao động thu hoạch theo mùa cũng như liên quan tới các sự kiện tôn giáo, RKI cho hay. 

Tỉ lệ 2,88 là ngày 21.6 là sự gia tăng nhảy vọt từ 1,06 vào ngày 18.6, theo số liệu của RKI. Dựa trên mức trung bình 7 ngày, tỉ lệ lây nhiễm đã tăng lên 2,03, RKI cho biết. Chỉ số này cho thấy lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đang tăng vượt mức cho phép để ngăn chặn dịch bệnh về dài hạn. 

Sự gia tăng các ca COVID-19 ở Đức chủ yếu liên quan đến các cụm bùng phát cục bộ, trong đó có khu vực North Rhine-Westphalia - một trong những nơi hối thúc giảm các biện pháp phong tỏa mạnh mẽ nhất. 

Tỉ lệ mắc cao trong 7 ngày qua cũng được nhận thấy ở các thị trấn Gueterloh và Warendorf, North Rhine-Westphalia. Ngoài ra, dịch COVID-19 được phát hiện tại các thành phố Magdeburg ở Sachsen Anhalt và quận Neukoelln của Berlin.

Tổng cộng, Đức đã ghi nhận 189.822 ca dương tính với SARS-CoV-2 được xác nhận và 8.882 trường hợp tử vong do COVID-19, RKI thông tin.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 21.6, Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann chia sẻ với tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung của Đức rằng, nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng tồi tệ nhất do sự bùng phát COVID-19 và hiện đang phục hồi dần dần.

                                                              Theo báo Lao Động
 

Các tin khác


Kinh tế Đức mất khoảng 390 tỷ euro do dịch bệnh COVID-19

Một số chuyên gia kinh tế đánh giá Đức đang rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc, trong đó GDP của nước này có thể sẽ giảm trong khoảng từ 6,3-7% trong năm nay.

4 nước trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2021-2022

Bốn nước gồm Ấn Độ, Mexico, Ireland và Na Uy đã trúng cử và chính thức trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2022.

Yemen đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới

Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Abul Gheit cho biết, tình hình nhân dạo ở Yemen sẽ trở nên thảm khốc nếu các nước trên thế giới không hỗ trợ tài chính để giải cứu quốc gia này.

Mỹ rút gọn danh sách vaccine tiềm năng ngừa COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ ngày 16/6 tuyên bố chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ rút gọn danh sách các vaccine tiềm năng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ 14 loại xuống còn khoảng 7 loại.

Bầu mới 5 nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Sự kiện bỏ phiếu quan trọng này sẽ được truyền hình trực tiếp trên trang thông tin của Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng sẽ có mặt tại nơi bỏ phiếu để giám sát quá trình bầu cử.

Khóa họp lần thứ 43 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc họp trở lại

Do tình hình dịch bệnh, khóa họp lần này không có sự tham dự của đại diện đến từ thủ đô các nước cũng như từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ngoài Thụy Sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục