Ngày 20/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại châu Phi, nhấn mạnh rằng số lượng các ca bệnh tăng mạnh tại Nam Phi có thể là "điềm báo trước" về các đợt bùng phát dịch trên khắp "lục địa đen".
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka, Kenya ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nói: "Tôi rất quan ngại rằng chúng ta đang bắt đầu chứng kiến một đợt gia tăng dịch bệnh ở châu Phi".
Cho đến gần đây, châu Phi vẫn tương đối ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca lây nhiễm gia tăng được ghi nhận ở nhiều nơi khác trên thế giới. Với hơn 15.000 ca tử vong và gần 725.000 ca nhiễm, châu Phi vẫn là lục địa ít bị ảnh hưởng do COVID-19, đứng thứ 2 chỉ sau châu Đại Dương.
Tuy nhiên, tình hình đang trở nên xấu đi, đặc biệt là ở Nam Phi. Cuối tuần qua, nước này đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 vượt 5.000 người và hơn 350.000 người mắc bệnh, đứng đầu châu Phi về hai chỉ số này.
Theo ông Ryan, tình hình này có thể được coi là "sự cảnh báo trước" về điều mà phần còn lại của "lục địa đen" có thể phải đối mặt trong tương lai gần nếu không có hành động khẩn cấp. Trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Nam Phi đã tăng 30%, trong khi con số này ở Kenya là 31%, Madagascar tăng 50%, Zambia tăng 57% và Namibia tăng 69%.
Ông Ryan chỉ rõ dịch bệnh COVID-19 ở Nam Phi bùng phát sớm hơn ở các nước châu Phi khác. Ban đầu, dịch bệnh lây lan ở các khu vực giàu có, nhưng hiện đã lan ra khắp các khu vực nghèo khó và nông thôn. Đây không chỉ là hồi chuông báo động đối với Nam Phi mà còn với toàn bộ châu lục, đòi hỏi phải theo dõi hết sức nghiêm túc diễn biến dịch bệnh ở châu Phi, đồng thời hối thúc cộng động quốc tế đoàn kết và hỗ trợ "lục địa đen".
Hàng chục triệu phú Mỹ và 6 quốc gia khác đã nộp đơn yêu cầu chính phủ của họ: "Hãy đánh thuế chúng tôi!”.
Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản đề cập rằng Trung Quốc đã đột nhập thường xuyên vào khu vực tranh chấp trong thời kỳ dịch COVID-19 lây lan.
Bắc Kinh có thể bầu một ứng viên châu Phi cho vị trí Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang khiến cơ quan này trì trệ hoạt động.
Chiều 13/7 giờ Mỹ (rạng sáng 14/7 theo giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố bác bỏ gần như mọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây được coi là một thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách Biển Đông của Mỹ.
Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh cảnh báo đại dịch COVID-19 đã gây ra một vấn đề khẩn cấp chưa từng có tiền lệ về giáo dục với 9,7 triệu trẻ em có thể sẽ không thể quay lại trường học.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 12/7, một số quốc gia ở Đông Âu đang phải đối mặt với nguy cơ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát trở lại đã quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm kiểm soát dịch bệnh.