Truyền thông Campuchia cho biết chính phủ nước này sẽ bắt đầu nới lỏng các quy định về việc nhập cảnh vào nước này, trong đó có việc bỏ quy định đặt cọc 3.000 USD và giấy bảo hiểm y tế trị giá 50.000.


Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại tỉnh Siem Reap, Campuchia ngày 6/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 22/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã phê chuẩn về mặt nguyên tắc việc bỏ quy định đặt cọc 3.000 USD và giấy bảo hiểm y tế trị giá 50.000 USD đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp và chuyên gia nhập cảnh vào Campuchia.

Tuy nhiên, nhóm công tác kỹ thuật thuộc Bộ Kinh tế-Tài chính và Bộ Y tế Campuchia sẽ phải thảo luận kỹ hơn để thẩm định và thống nhất việc liệu có nới lỏng các biện pháp này có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng hay không.

Người phát ngôn Bộ Kinh tế-Tài chính Campuchia Meas Sok Sensan nói với phóng viên báo Khmer Times rằng Chính phủ Campuchia sẽ thúc đẩy việc áp dụng thủ tục đối với du khách nước ngoài nhập cảnh có liên quan tới kinh doanh, trong đó có các nhà đầu tư, Giám đốc, Tổng Giám đốc, nhân viên kỹ thuật và các thành viên gia đình họ.

Người phát ngôn Meas Sok Sensan cho biết các công ty có thể đứng tài trợ hoặc bảo lãnh cho các đối tượng trên. Ông Meas Sok Sensan giải thích thêm: "Việc đăng ký tài trợ hoặc bảo lãnh có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến. Khi đó, chúng tôi sẽ có thư phê chuẩn bằng mã QR rồi các công ty gửi tới du khách trước chuyến đi tới Campuchia.”

Tuy nhiên, Campuchia vẫn áp dụng quy định du khách nhập cảnh phải có giấy xác nhận không mắc dịch COVID-19 có hiệu lực trong vòng 72 giờ. Khi vào Campuchia, sau các thủ tục nhập cảnh thông thường, du khách sẽ nhanh chóng được hướng dẫn làm xét nghiệm COVID-19 và có kết quả trong vòng 8 giờ.

Về việc nghỉ chờ qua đêm đầu tiên, du khách có thể lưu trú trong một khách sạn đã được đặt trước. Bộ Y tế Campuchia sẽ tư vấn danh sách những khách sạn được chỉ định cho du khách đặt phòng.

Người phát ngôn Bộ Kinh tế-Tài chính Campuchia cho biết thêm rằng mức phí 160 USD liên quan tới xét nghiệm và phương tiện di chuyển tới khách sạn đã bao gồm cả chi phí nghỉ đêm đầu tiên. Nếu xét nghiệm âm tính, du khách có thể rời đi để tự cách ly trong vòng 14 ngày. Nếu dương tính, du khách sẽ được chuyển tới nơi điều trị và công ty bảo lãnh sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí.

Thông tin từ Bộ Kinh tế-Tài chính Campuchia cho biết thủ tục nhập cảnh mới vào Campuchia sẽ có hiệu lực vào tuần tới.

Hôm 21/7, thông cáo của Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này đã phát hiện thêm 26 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 25 trường hợp là hành khách bay từ Nga và Ai Cập về Campuchia quá cảnh Malaysia hôm 19/7 trên chuyến bay có tổng cộng 144 hành khách.

Trong khi đó, một ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã đáp máy bay từ Hàn Quốc về nước cũng trong ngày 19/7 trên chuyến bay 110 hành khách. Sau khi phát hiện các ca nhiễm mới, Campuchia đã tiến hành cách ly 14 ngày đối với 228 hành khách cùng chuyến bay.

Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine tại cuộc họp báo ngày 19/7 cho biết kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Campuchia, không có trường hợp lây nhiễm ra cộng đồng với quy mô lớn được phát hiện ở nước này.

Tính đến sáng ngày 21/7, Campuchia xác nhận 197 ca COVID-19, trong đó 140 ca đã bình phục./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Anh chính thức đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong

Ngoại trưởng Dominic Raab xác nhận Anh đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong "ngay lập tức và vô thời hạn," và sẽ mở rộng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hong Kong.

Hàn Quốc phóng vệ tinh quân sự đầu tiên

Vệ tinh viễn thông quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo vào sáng 21/7 (theo giờ Việt Nam).

Ngăn nạn phá rừng A-ma-dôn

Chính phủ Bra-xin đang triển khai chiến dịch quy mô lớn, nhằm đối phó nạn phá rừng ngày càng tăng. Giới chức quốc gia Nam Mỹ lo ngại, những thay đổi tiêu cực trong hệ sinh thái của "lá phổi xanh" lớn nhất hành tinh không chỉ tác động trực tiếp riêng khu vực này, mà ảnh hưởng toàn cầu.

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Không chỉ là tuyên bố suông

Giữa lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rất trắc trở và căng thẳng đồng thời trên nhiều phương diện và trong nhiều chuyện, Mỹ thể hiện quan điểm khác trước về mưu tính và hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Hàng chục triệu phú xin tăng thuế giúp hỗ trợ dịch COVID-19

Hàng chục triệu phú Mỹ và 6 quốc gia khác đã nộp đơn yêu cầu chính phủ của họ: "Hãy đánh thuế chúng tôi!”.

Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc lợi dụng dịch COVID-19 hành động trái phép ở Biển Đông và Hoa Đông

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản đề cập rằng Trung Quốc đã đột nhập thường xuyên vào khu vực tranh chấp trong thời kỳ dịch COVID-19 lây lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục