Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vắcxin có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do do công ty Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BionTech của Đức bào chế.

Chính phủ Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vắcxin có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức bào chế.

Thông cáo chung của Bộ Y tế và dịch vụ con người cùng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thỏa thuận giữa hai bên cũng cho phép Chính phủ Mỹ "mua thêm 500 triệu liều" khác. Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhất trí chi hàng tỷ USD để phát triển và mua các loại vắcxin tiềm năng phòng COVID-19. Chính phủ Mỹ đã khởi động một chương trình chung giữa hai bộ trên nhằm thúc đẩy việc bào chế vắcxin, thuốc điều trị cũng như việc chẩn đoán bệnh.

Hơn 150 vắcxin sử dụng các công nghệ khác nhau hiện đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó khoảng 12 loại đã được thử nghiệm lâm sàng. Các chính phủ đã ký nhiều thỏa thuận với các hãng dược phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung của các loại vắcxin tiềm năng. vắcxin của Pfizer và BioNTech nằm trong số các loại sẽ được đưa ra thử nghiệm trên diện rộng. vắcxin này đã chứng tỏ đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu quy mô nhỏ giai đoạn đầu trên người.

Pfizer sẽ phân phối vắcxin nếu sản phẩm này nhận được Quyền Sử dụng khẩn cấp hoặc được cấp phép của Cục Dược phẩm và thực phẩm Mỹ, sau khi hoàn tất các bước chứng minh độ an toàn và tính hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 trên diện rộng. Các công ty trên bày tỏ hy vọng sẵn sàng xin cấp phép vào đầu tháng 10 tới nếu các nghiên cứu thành công.

Pfizer và BioNTech hy vọng đến cuối năm 2020 có thể sản xuất 100 triệu liều trên toàn cầu và có thể hơn 1,3 tỷ liều đến cuối năm 2021./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Hàn Quốc phóng vệ tinh quân sự đầu tiên

Vệ tinh viễn thông quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo vào sáng 21/7 (theo giờ Việt Nam).

Ngăn nạn phá rừng A-ma-dôn

Chính phủ Bra-xin đang triển khai chiến dịch quy mô lớn, nhằm đối phó nạn phá rừng ngày càng tăng. Giới chức quốc gia Nam Mỹ lo ngại, những thay đổi tiêu cực trong hệ sinh thái của "lá phổi xanh" lớn nhất hành tinh không chỉ tác động trực tiếp riêng khu vực này, mà ảnh hưởng toàn cầu.

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Không chỉ là tuyên bố suông

Giữa lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rất trắc trở và căng thẳng đồng thời trên nhiều phương diện và trong nhiều chuyện, Mỹ thể hiện quan điểm khác trước về mưu tính và hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Hàng chục triệu phú xin tăng thuế giúp hỗ trợ dịch COVID-19

Hàng chục triệu phú Mỹ và 6 quốc gia khác đã nộp đơn yêu cầu chính phủ của họ: "Hãy đánh thuế chúng tôi!”.

Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc lợi dụng dịch COVID-19 hành động trái phép ở Biển Đông và Hoa Đông

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản đề cập rằng Trung Quốc đã đột nhập thường xuyên vào khu vực tranh chấp trong thời kỳ dịch COVID-19 lây lan.

Khả năng Trung Quốc bầu người châu Phi làm Tổng giám đốc WTO

Bắc Kinh có thể bầu một ứng viên châu Phi cho vị trí Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang khiến cơ quan này trì trệ hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục