Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các viện, quỹ nghiên cứu lớn của Đức đã có các bài báo cáo đánh giá cao thành quả chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời đề cập một số điểm mà ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ ưu tiên giải quyết trong 5 năm tới.

Chú thích ảnhCác nhân viên y tế làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, mở đầu bài viết được đăng trên trang của Quỹ Hans Seifen của Đức - một trong những quỹ chính trị lớn nhất của Đức, tác giả Magdalena Knödler viết rằng, cuối tháng 1, một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất của Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khuôn khổ Đại hội Đảng, các vị trí lãnh đạo chính trị quan trọng nhất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 và các mục tiêu chính sách phát triển trong 5 năm tới sẽ được đưa ra. Đại hội cũng định hướng phát triển chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Trên đường phố, các áp phích tuyên truyền về đất nước đã trở nên nổi tiếng này ngày càng nhiều và các tòa nhà ủy ban nhân dân trên cả nước được trang trí bằng quốc kỳ.

Tác giả bài viết nhận định, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn đối với Việt Nam, không chỉ vì cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò kép là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Qua đó, Việt Nam có thể tăng cường ảnh hưởng trong khu vực. Việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) và việc nâng cấp quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN lên quan hệ đối tác chiến lược cũng diễn ra trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép. Bài viết nhận định hội nhập khu vực và quốc tế đang ngày càng phát triển sẽ tiếp tục quyết định đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trong khi đó, Viện Konrad - Andenauer đăng tải báo cáo dài 6 trang thông tin về Đại hội Đảng. Theo báo cáo, kết quả của Đại hội Đảng sẽ quyết định đường hướng chính sách đối nội, đối ngoại trong tương lai và mang tính đột phá cho nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới. Báo cáo viết rằng năm 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng thành công đối với Việt Nam. Việc đối phó với đại dịch COVID-19 đặt ra cho đất nước những thách thức to lớn, tuy nhiên, những thách thức này đã được đáp ứng rất tốt về mặt chính sách y tế và kinh tế so với toàn cầu. Về chính sách đối ngoại, năm 2020 là năm mà vai trò Việt Nam thể hiện mạnh hơn trên trường quốc tế với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch ASEAN.

Báo cáo nhấn mạnh Đại hội Đảng diễn ra trong bầu không khí tự tin, bởi mặc dù có sự suy giảm tăng trưởng kinh tế do đại dịch COVID-19 nhưng so sánh với toàn cầu, Việt Nam đã đối phó với cuộc khủng hoảng cực kỳ thành công. Tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam vẫn được giữ ở mức thấp cho tới nay, những nỗ lực này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao, nhận định Việt Nam đã rất chủ động và nhất quán. Có được điều này là thành quả của hành động sớm của chính phủ, cơ quan chức năng và người dân. Năm 2020 cũng là năm thành công về chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam.

Về kinh tế, báo cáo đánh giá thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đưa Việt Nam thành một trong số không nhiều quốc gia trên toàn thế giới có tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020. Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn trong khu vực và toàn cầu khi mà các đối tác kinh doanh được coi trọng, chính trị ổn định, điều kiện đầu tư nói chung tốt. Cột mốc rất quan trọng trong quan hệ kinh tế song phương và đa phương là việc ký kết EVFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).


Theo TTXVN


Các tin khác


Nhật Bản kêu gọi Hàn Quốc đề xuất giải pháp cụ thể cho các vấn đề thời chiến

Ngày 19/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hối thúc Hàn Quốc đưa ra những đề xuất "cụ thể” nhằm giải quyết các vấn đề song phương có từ thời chiến. Động thái này của ông Motegi diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Mục tiêu “Tầm nhìn 2030” của Ai Cập

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Ai Cập trong tài khoá 2020-2021 lên 2,8%, tăng so mức 2% được dự báo hồi tháng 6-2020. Điều này cho thấy quốc gia Bắc Phi này có khả năng trở thành một trong những nước đạt tăng trưởng dương (khoảng 1,5%) vào năm 2021. Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế là động lực để đất nước "Kim tự tháp” tiếp tục tiến hành các chương trình cải cách và thực hiện mục tiêu "Tầm nhìn 2030”.

Nhiệm kỳ mới nhiều thách thức

Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên hiệp châu Âu (EU) trong sáu tháng đầu năm 2021, Bồ Đào Nha sẽ có một nhiệm kỳ không ít khó khăn, trong đó, việc đưa kinh tế châu Âu từng bước vượt qua "cơn bĩ cực” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Bồ Đào Nha đang đối mặt áp lực nặng nề, khi châu Âu trông chờ quốc gia này có thể tiếp nối những thành công tốt đẹp từ nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU trước đó của Đức.

GDP năm 2020 của Trung Quốc vượt ngưỡng 100.000 tỷ NDT

Ngày 18/1, Cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của nước này đạt 101.598 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 15.666 tỷ USD) với mức tăng trưởng 2,3%.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 14/1

Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h00 ngày 14/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 92.917.833 triệu ca nhiễm, trong đó có 1.990.072 ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Pháp tăng thời gian giới nghiêm trên toàn quốc

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Pháp quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 18 giờ từ ngày 16-1. Việc kiểm soát biên giới cũng sẽ được tăng cường đối với những người đến từ các nước ngoài khu vực EU, chỉ cho nhập cảnh nếu có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục