Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đã có cuộc họp nhằm thảo luận tương lai của nhiệm vụ điều động 9.600 binh sỹ hỗ trợ tại Afghanistan


Binh lính NATO tại Afghanistan. (Ảnh: Military)

Ngày 17/2, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đã có cuộc họp đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, nhằm khởi động lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau 4 năm căng thẳng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc họp trực tuyến kéo dài 2 ngày này sẽ tập trung vào việc thảo luận tương lai của nhiệm vụ điều động 9.600 binh sỹ hỗ trợ tại Afghanistan, do chính quyền của cựu Tổng thống Trump trước đó đã đạt thỏa thuận với lực lượng Taliban về việc rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này. Tuy nhiên, thỏa thuận này hiện đang được chính quyền của ông Biden xem xét lại trong bối cảnh bạo lực gia tăng tại Afghanistan.

Theo giới quan sát, tương lai của hoạt động triển khai này phụ thuộc vào việc liệu Tổng thống Biden có đồng ý tuân thủ hạn chót rút binh sỹ nước ngoài khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021 hoặc có nguy cơ hứng chịu phản ứng dữ dội từ Taliban nếu quyết định ở lại.

Trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo, cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đã không đạt đủ tiến triển để cho phép rút các binh sĩ nước ngoài.

Bà Annegret Kramp-Karrenbauer nói: "Điều này đồng nghĩa với tình hình an ninh thay đổi, gia tăng mối đe dọa cho lực lượng quốc tế, cũng như lực lượng của Đức. Chúng tôi cần phải chuẩn bị cho vấn đề này và rõ ràng sẽ thảo luận về vấn đề này"./.

     Theo TTXVN

Các tin khác


10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020

Xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020 do TTXVN bình chọn:

COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/2: Thế giới xấp xỉ 107 triệu ca bệnh; Mỹ giảm số ca mắc mới/ngày

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 286.495 trường hợp mắc COVID-19 và 7.481 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên xấp xỉ 107 triệu ca bệnh.

Phát hiện 14 ca nhiễm biến thể mới dù đã được tiêm 2 mũi vaccine

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức y tế Đức ngày 7/2 thông báo một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrück, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 người ở cơ sở này.

Hơn 100 triệu người trên thế giới được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, hơn 100 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Thống kê cho biết, I-xra-en là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao nhất thế giới. Cơ quan nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) dự báo, các nước như Anh, Mỹ, I-xra-en, các thành viên Liên hiệp châu Âu (EU)... sẽ đạt được mức độ bao phủ vắc-xin trên diện rộng vào cuối năm 2021.

190 nước được nhận vắc-xin ngừa Covid-19 theo COVAX

Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong khuôn khổ Cơ chế tiếp cận vắc-xin toàn cầu COVAX do WHO thúc đẩy, khoảng 190 nước đã được tiếp nhận vắc-xin ngừa Covid-19. WHO vẫn đang chờ để có thể tính toán chính xác số lượng vắc-xin ngừa Covid-19 mà tổ chức này tiếp nhận từ các nhà sản xuất. Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi X.Ra-ma-phô-xa cho biết, đến tháng 3, nước này sẽ nhận được hai triệu liều vắc-xin từ COVAX.

Nhiều nước siết chặt biên giới để ngăn chặn sự tấn công của biến thể mới

Nhằm ngăn chặn làn sóng của các biến thể của virus SARS-CoV-2, nhiều quốc gia đã siết chặt khu vực biên giới, trong khi Mỹ yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi sử dụng hầu hết phương tiện giao thông công cộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục