Ngày 18-2, Chính phủ Thái Lan đưa ra cam kết sẽ bảo đảm cơ hội bình đẳng cho tất cả công dân Thái, người nước ngoài và lao động nhập cư trong việc tiếp cận vaccine Covid-19.


Tiến sĩ Apisamai Srirangson, trợ lý phát ngôn viên của CCSA.

Cam kết trên được Tiến sĩ Apisamai Srirangson, trợ lý Phát ngôn viên Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA) đưa ra trong buổi họp báo hằng ngày về tình hình dịch Covid-19 ở Thái Lan.

Theo bà Apisamai, tất cả mọi người trên đất nước Thái Lan, bao gồm cả người nước ngoài, sẽ đều được tiêm vaccine Covid-19. Bà nói: "Đối tượng được tiêm vaccine Covid-19 sẽ bao gồm cả những người nước ngoài và lao động nhập cư. Chính phủ Thái Lan mong muốn cung cấp sự bảo vệ bình đẳng trước đại dịch cho tất cả mọi người”.

Tiến sĩ Apisamai cũng cho hay, Chính phủ Thái Lan đã đặt ra ba mục tiêu chính cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Thứ nhất, để giảm thiểu các ca bệnh và tử vong do Covid-19, vaccine sẽ được tiêm cho những người hơn 60 tuổi và những người đang mắc các căn bệnh mãn tính.

Thứ hai, để bảo vệ hệ thống y tế của đất nước, những người được tiêm vaccine sẽ là các nhân viên y tế cũng như các lao động và quan chức làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh hoặc có tiếp xúc với các bệnh nhận.

Cuối cùng, để bảo vệ nền kinh tế và xã hội Thái Lan, đối tượng được tiêm vaccine sẽ là những người dân và lao động trong các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Các chủ lao động sẽ cùng chi trả chi phí tiêm vaccine cho các lao động nhập cư. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ dành một phần vaccine để dự trữ dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

Tại buổi họp báo, bà Apisamai thông báo lô vaccine đầu tiên với số lượng hữu hạn sẽ được đưa tới Thái Lan vào ngày 24-2 tới. Số vaccine này sẽ được tiêm từ đó đến tháng 5 để cứu sống bệnh nhân và kiềm chế dịch Covid-19 ở trong nước. Lô vaccine tiếp theo sẽ được dành cho các lao động làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Chính phủ Thái Lan cũng sẽ cung cấp giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 cho những người đã được tiêm vaccine và có nhu cầu đi ra nước ngoài. Những đối tượng này có thể là các doanh nhân và sinh viên.

Chính phủ Thái Lan cũng đã đồng ý cho phép các tổ chức tư nhân tự mua vaccine Covid-19. Tuy nhiên, những tổ chức này phải là các tổ chức y tế, có đầy đủ bác sĩ và các thiết bị y tế phù hợp để cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp người tiêm vaccine có phản ứng sau khi tiêm. Loại vaccine mà các tổ chức dự kiến mua cũng sẽ phải thông qua sự phê chuẩn của Cơ quan quản lý Thuốc và Dược phẩm Thái Lan. Bà Apisamai nói: "Nói cách khác, các tổ chức tư nhân có thể được mua vaccine trực tiếp phải là các bệnh viện”. Trong thời gian tới, Chính phủ Thái Lan sẽ có thông báo chi tiết hơn về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19.

Trước đó, hãng hàng không Thái Airways thông báo họ sẽ chuyển lô vaccine Covid-19 đầu tiên, với 200.000 liều do tập đoàn Sinovac của Trung Quốc cung cấp, tới Thái Lan vào ngày 24-2 tới.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 18-2, trường Đại học Chulalongkorn của Thái Lan thông báo loại vaccine Covid-19 do trường này nghiên cứu phát triển, sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm trên người và dự kiến sẽ sản xuất 5 triệu liều vào cuối năm nay.

Tiến sĩ Kiat Ruxrungtham, Trung tâm Nghiên cứu Vaccine của trường ĐH Chulalongkorn cho biết, loại vaccine dạng mRNA này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và khỉ và dự kiến sẽ được thử nghiệm trên người vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Tiến sĩ Kiat khẳng định loại vaccine của trường Chulalongkorn có khả năng chống được các biến thể virus Covid-19 từ Anh và Nam Phi.

Ông Kiat nói: "Đến cuối năm 2021, chúng tôi sẽ có khả năng sản xuất được từ 1 đến 5 triệu liều mỗi năm”, và cho biết thêm công suất sau này sẽ được tăng lên 20 triệu liều mỗi năm.

Loại vaccine của trường ĐH Chulalongkorn là loại vaccine Covid-19 thứ hai được nghiên cứu và phát triển tại Thái Lan. Loại vaccine Covid-19 thứ hai là vaccine do trường ĐH Mahidol nghiên cứu. Các nhà khoa học của trường đại học này cũng đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm loại vaccine của họ trên người.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Quân đội Myanmar cam kết tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực

Thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết quân đội Myanmar sẽ không nắm quyền lâu và mục tiêu là tổ chức bầu cử để chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.

Tín hiệu đáng mừng: Tổng ca nhiễm mới trên toàn cầu giảm 16% trong tuần qua

WHO báo cáo số ca nhiễm mới trên toàn cầu trong tuần qua đã giảm 16%, tương đương trên nửa triệu ca; số ca tử vong cũng giảm ở mọi khu vực trên thế giới.

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020

Xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2020 do TTXVN bình chọn:

COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/2: Thế giới xấp xỉ 107 triệu ca bệnh; Mỹ giảm số ca mắc mới/ngày

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 286.495 trường hợp mắc COVID-19 và 7.481 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên xấp xỉ 107 triệu ca bệnh.

Phát hiện 14 ca nhiễm biến thể mới dù đã được tiêm 2 mũi vaccine

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức y tế Đức ngày 7/2 thông báo một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrück, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 người ở cơ sở này.

Hơn 100 triệu người trên thế giới được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, hơn 100 triệu người trên thế giới đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Thống kê cho biết, I-xra-en là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao nhất thế giới. Cơ quan nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) dự báo, các nước như Anh, Mỹ, I-xra-en, các thành viên Liên hiệp châu Âu (EU)... sẽ đạt được mức độ bao phủ vắc-xin trên diện rộng vào cuối năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục