Nghi vấn về mức độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai đã được đặt ra sau khi giới chức y tế Mỹ ra hướng dẫn khuyến khích "phụ nữ mang thai” tiêm vaccine.


Nghiên cứu của CDC Mỹ chỉ ra không xuất hiện nỗi lo ngại về an toàn khi tiêm chủng cho những người ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cho trẻ sơ sinh.

Theo kênh truyền hình RT, trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 23/4, Rochelle Walensky – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ tuyên bố: "Phụ nữ mang thai gặp các tác dụng phụ tương tự như những người khác sau khi tiêm phòng. Điều quan trọng ở đây là không xuất hiện nỗi lo ngại về mức độ an toàn khi tiêm chủng cho những người ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc lo ngại về an toàn cho trẻ sơ sinh”.

Tuyên bố trên được đưa ra trong một nghiên cứu gần đây do CDC xuất bản trên tạp chí Y khoa New England. Với tiêu đề "Kết quả sơ bộ về mức độ an toàn của vaccine mRNA COVID-19 ở người mang thai’, nghiên cứu chỉ ra vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna đã chứng minh không gây nguy hại đối với phụ nữ mang thai”.

Tuy nhiên, kết luận của nghiên cứu với nội dung"những phát hiệnsơ bộ không cho thấy tín hiệu an toàn rõ ràng ở những người mang thai được tiêm vắc xin mRNA COVID-19” lại khiến cho nhiều người cảm thấy ngạc nhiên trước khuyến nghị của CDC Mỹ.

Nghiên cứu có sự tham gia của trên 35.000 "người được xác định là đang mang thai” trong độ tuổi từ 16 đến 54. Họ sử dụng hệ thống giám sát an toàn vaccine qua điện thoại thông minh đối với người tham gia. Trên 800 người trong số đó đã hoàn thành thai kỳ.

Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng sẽ có những triệu chứng phổ biến như người bình thường, bao gồm: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, ớn lạnh, sốt…

Trước đó, giữa tháng 2, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) tuyên bố đã bắt đầu dự án nghiên cứu quốc tế với sự tham gia của 4.000 tình nguyện viên nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine COVID-19 đối với các phụ nữ mang thai khỏe mạnh.

Các hãng dược cho biết số liệu nghiên cứu đến nay chưa thấy có rủi ro nào và nhiều phụ nữ mang thai ở Mỹ đã được tiêm những liều vaccine đầu tiên.

Tại Mỹ, cơ quan quản lý cấp phép yêu cầu các hãng dược phải tiến hành nghiên cứu mức độ an toàn của vaccine trên động vật có thai trước khi thử nghiệm cho phụ nữ mang thai để bảo đảm không ảnh hưởng tới thai nhi hoặc có thể dẫn đến sảy thai.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh COVID-19 ở mức nghiêm trọng. Điều này khiến nhiều chuyên gia y tế đã đề xuất phụ nữ mang thai làm việc trong những ngành nghề có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên tiêm chủng, dù hiện chưa có bằng chứng cho thấy các loại vaccine hiện nay có an toàn cho họ hay không.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Khủng hoảng vaccine COVID-19: Mấu chốt không nằm ở ‘sự cố’ AstraZeneca hay J&J

Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất thế giới phải đối mặt thời kỳ hậu COVID-19 chính là tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine giữa các nước giàu với nước nghèo.

Ai Cập điều tra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại tỉnh Qalioubia

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ngày 18/4 đã ra lệnh điều tra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại tỉnh Qalioubia khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 98 người khác bị thương.

Hơn 100 nghìn người ở Pháp tử vong do Covid-19

Theo số liệu do Cơ quan Y tế Pháp công bố ngày 15-3, số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã vượt ngưỡng 100 nghìn. Pháp tiếp tục phải đối mặt những ngày rất khó khăn phía trước khi số ca nhiễm mới cùng với ca hồi sức cấp cứu vẫn ở mức cao so với các nước khác trong khu vực.

Campuchia phong tỏa thủ đô 2 tuần

Chỉ một ngày sau khi kéo dài thêm lệnh giới nghiêm ban đêm, Chính phủ Campuchia đã quyết định thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội tại thủ đô Phnom Penh 2 tuần, kể từ ngày 15/4.

Nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ tư

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 14-4, người đứng đầu nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó dịch Covid-19 cảnh báo Nhật Bản đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản cần mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm và cần cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp ở Ô-xa-ca. Tuy nhiên, Thủ tướng Xư-ga Y-ô-si-hi-đê vẫn thận trọng trước việc, liệu Nhật Bản đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ tư hay chưa.

Hơn 138 triệu ca Covid-19 trên toàn cầu

Theo thống kê của Worldometers, trong ngày qua, thế giới ghi nhận 733.986 ca mắc mới và 12.822 ca tử vong, nâng số ca mắc và tử vong trên toàn cầu lên lần lượt là 138.005.432 và 2.971.212. Với 185.248 ca mắc mới trong ngày 13-4, Ấn Độ lập kỷ lục về số ca mắc mới tính theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát trong nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục