Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy miễn phí tại Ghaziabad, Ấn Độ ngày 24/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo báo Anh Guardian, thảm họa đang xảy ra ở Ấn Độ dường như là kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo ngại về đại dịch COVID-19: không có đủ giường bệnh chữa trị, không thể xét nghiệm, thiếu hụt trầm trọng thuốc men và oxy, đất nước 1,4 tỷ dân đang hứng chịu cơn bão COVID-19 mà chưa thấy hồi kết.
Với nguồn cung vaccine toàn cầu khó có thể dư dả cho đến cuối năm nay, điều cần thiết bây giờ là các nhà lãnh đạo quốc tế cần phải nhận ra bất chấp mục tiêu sau cùng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sáng kiến COVAX là phân phối công bằng các mũi tiêm, đại dịch COVID-19 sẽ có lúc đòi hỏi một khoảng thời gian tập trung hơn "chữa cháy” cho những nơi đang thực sự cần hơn.
Các quốc gia cần phải nhìn xa hơn rằng đại dịch vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo nếu để tình trạng virus SARS-CoV-2 lây lan không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.
Thực tế chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có những quan điểm sai lầm về COVID-19 tương tự như các nhà lãnh đạo khác, như cựu Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng virus sẽ biến mất một cách đơn giản hay hành động muộn màng của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố đại dịch đã "chấm dứt” vào tháng 3 và cho người dân tự do tham gia các sự kiện lễ hội "siêu lây nhiễm” mà không có bất kỳ một biện pháp phòng dịch nào.
Hậu quả là Ấn Độ "vỡ trận” trước làn sóng COVID-19 thứ hai đang diễn ra. Các bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân vì không còn giường trống, nguồn cung oxy và thuốc men cạn kiệt, máy thở không có sẵn, trong khi nhiều bệnh nhân dồn hết tiền của để tìm cách chữa trị. Trong tình trạng khẩn cấp quốc gia này, oxy lưu lượng cao là thứ khan hiếm nhất, bởi đây là phương pháp điều trị duy nhất giúp cứu sống bệnh nhân.
Ấn Độ đã chứng kiến ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày vượt con số cao chưa từng thấy. Hiện tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 16,96 triệu người, trong đó 192.311 người không qua khỏi.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Ấn Độ và các nước trên không chỉ là hệ thống y tế mỏng manh và công tác kiểm soát yếu kém mà còn là khả năng ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với toàn cầu, có lẽ trên quy mô chưa từng thấy trong đại dịch.
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ được cho là cơ sở cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX phân phối tới quốc gia nghèo hơn giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trước mắt của Ấn Độ. Theo số liệu thống kê, trong tháng này, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 1,2 triệu liều vaccine ra nước ngoài thay vì 64 triệu liều như cách đây 3 tháng.
Để đưa Ấn Độ thoát khỏi "cảnh địa ngục” do đại dịch COVID-19 mang lại, nhiều quốc gia đã khẩn trương đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Trung Quốc luôn đẩy mạnh chính sách ngoại giao vaccine tuyên bố "sẵn sàng hỗ trợ” Ấn Độ, mặc dù thông tiết chi tiết vẫn chưa được nêu cụ thể.
Chính phủ Anh khẳng định sẽ vận chuyển 495 máy tạo oxy, 120 máy thở không xâm lấn và 20 máy thở thủ công tới Delhi trong khi Đức có kế hoạch gửi máy tạo oxy và các thiết bị khác sang quốc gia châu Á. Mỹ cũng cam kết "triển khai nhanh chóng” hỗ trợ nhân viên y tế tại Ấn Độ.
Theo Báo Tin tức
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 852.000 ca bệnh COVID-19 và trên 13.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 144 triệu ca, trong đó trên 3,07 triệu ca tử vong.
Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất thế giới phải đối mặt thời kỳ hậu COVID-19 chính là tình trạng bất bình đẳng phân phối vaccine giữa các nước giàu với nước nghèo.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ngày 18/4 đã ra lệnh điều tra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại tỉnh Qalioubia khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 98 người khác bị thương.
Theo số liệu do Cơ quan Y tế Pháp công bố ngày 15-3, số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã vượt ngưỡng 100 nghìn. Pháp tiếp tục phải đối mặt những ngày rất khó khăn phía trước khi số ca nhiễm mới cùng với ca hồi sức cấp cứu vẫn ở mức cao so với các nước khác trong khu vực.
Chỉ một ngày sau khi kéo dài thêm lệnh giới nghiêm ban đêm, Chính phủ Campuchia đã quyết định thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội tại thủ đô Phnom Penh 2 tuần, kể từ ngày 15/4.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 14-4, người đứng đầu nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó dịch Covid-19 cảnh báo Nhật Bản đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản cần mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm và cần cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp ở Ô-xa-ca. Tuy nhiên, Thủ tướng Xư-ga Y-ô-si-hi-đê vẫn thận trọng trước việc, liệu Nhật Bản đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ tư hay chưa.