Máu đông không phải là tác dụng phụ duy nhất liên quan vaccine COVID-19. Ít nhất 1.500 người Anh cho biết gặp tác dụng phụ ù tai sau khi tiêm vaccine.


Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo tờ Dailymail, Cơ quan Quản lý Sản phẩm y tế và Thuốc (MHRA) Anh đã nhận được báo cáo về tác dụng phụ ù tai từ số người nói trên thông qua hệ thống thẻ vàng.

Tới nay, MHRA đã nhận gần 200.000 thẻ vàng từ những người nghi ngờ họ gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19. Trong số 1.500 người bị ù tai, số người được tiêm vaccine AstraZeneca và Pfizer là ngang nhau.

Câu hỏi được đặt ra là liệu tiêm vaccine vào cánh tay có thực sự làm ảnh hưởng tới hoạt động bên trong tai.

Hiệp hội Chứng ù tai Anh (BTA) cho biết hệ thống thẻ vàng không chứng minh vaccine là nguyên nhân gây ù tai và nếu có gây ù tai thì cũng chỉ có chưa đầy 1 người trong số 24.000 người bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ này sau tiêm. Hơn nữa, ù tai chỉ mang tính tạm thời.

BTA nói: "Bằng chứng dường như cho thấy vaccine COVID-19 an toàn và tác dụng phụ có thể nhẹ. Khả năng vaccine gây ù tai hoặc làm tình trạng ù tai nặng hơn dường như rất thấp”.

Trong thực tế, rủi ro bị ù tai sau khi tiêm vaccine có thể thấp hơn rất nhiều so với bản thân virus SARS-CoV-2.

Theo BTA, từ tháng 5 tới tháng 12/2020, khi có hàng trăm nghìn người mắc COVID-19 và trước khi Anh triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, trang web của BTA tăng 256% lượng người truy cập để tìm kiếm thông tin về ù tai.

Theo nghiên cứu của Đại học Manchester đăng trên Tạp chí Thính học Quốc tế hồi tháng 7/2020, gần 15% bệnh nhân COVID-19 nhập viện đã sống chung với triệu chứng mất thính lực và ù tai 8 tuần sau đó.

Hồi tháng 12/2020, ù tai được liệt kê là một trong 30 triệu chứng kéo dài của bệnh COVID-19.

Các nhà khoa học chưa rõ tại sao COVID-19 có thể gây ù tai hoặc làm cho tình trạng ù tai nặng hơn.
Giáo sư Nirmal Kumar, bác sĩ tai mũi họng tại Anh và là chủ tịch tổ chức ENT UK, nói: "Ù tai có thể xảy ra hoặc tệ hơn do bị căng thẳng. Chúng tôi thấy bệnh nhân gặp vấn đề ù tai nặng hơn là do tác động của phong tỏa”.

Tình trạng nhiễm virus cũng có thể làm tổn hại dây thần kinh thính lực, tác động tới tai trong thông qua sản sinh quá nhiều cytokine (tế bào hệ thống miễn dịch có thể gây viêm) hoặc thông qua gây cục máu đông làm tắc nguồn cung máu tới các cấu trúc nhạy cảm ở tai trong.

Giáo sư Kumar cho biết COVID-19 có thể gây ù tai thì vaccine COVID-19 cũng có thể gây triệu chứng này, nhưng rất hiếm và đôi khi có thể là trùng hợp. Ông cho biết đây chỉ là giả thiết và chưa thể chứng minh.

Nửa dân số Anh đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Vaccine đã cứu mạng sống ít nhất 6.000 người và giúp nhiều người không mắc bệnh.

Tại Mỹ, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm gần đây đã điều tra 6 ca ù tai liên quan tới tiêm vaccine của Johnson & Johnson. Cả 6 ca này đều có sẵn ít nhất một yếu tố rủi ro mắc ù tai (như huyết áp cao).

Theo Báo Tin tức


Các tin khác


Ấn Độ ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp có số ca nhiễm cao chưa từng thấy

Ấn Độ ghi nhận 352.991 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Nam Á này tăng lên mốc cao mới.

COVID-19: Bộ Y tế Thái Lan đề xuất các biện pháp phòng dịch mới

Bộ Y tế Thái Lan đã đề xuất thực hiện các biện pháp phong tỏa trọng điểm và một hệ thống mã màu mới để phân biệt các tỉnh có nguy cơ nhất trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba.

Vì sao khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới?

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước.

Mỹ ''bật đèn xanh'' cho việc tiêm vaccine COVID-19 đối với phụ nữ mang thai

Nghi vấn về mức độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với phụ nữ mang thai đã được đặt ra sau khi giới chức y tế Mỹ ra hướng dẫn khuyến khích "phụ nữ mang thai” tiêm vaccine.

WHO cảnh báo nguy bùng phát dịch sởi ở châu Phi

Một số quốc gia châu Phi có thể bùng phát lại dịch sởi do việc tiêm vaccine phòng bệnh hiện bị đình trệ do tác động của đại dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Thế giới vượt 145 triệu ca bệnh; Dịch ở châu Mỹ nghiêm trọng

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 859.000 ca bệnh COVID-19 và trên 12.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 145 triệu ca, trong đó trên 3,07 triệu ca tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục