Hàng nghìn người dân Ấn Độ ngày 20/6 đã đổ về khu vực sông Hằng tại thành phố Hapur (bang Uttar Pradesh) để thực hiện nghi thức tắm rửa trong lễ hội tín ngưỡng Ganga Dussehra, vi phạm các quy định đảm bảo an toàn trong dịch COVID-19.

Hiện vẫn chưa biết hành vi tụ tập đông người như trên có được phép của chính quyền địa phương hay không. Trước đó, chính quyền của Thủ hiến bang Yogi Adityanath vẫn ban hành lệnh cấm tụ tập tại nơi công cộng – bất kể mục đích – trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ hai tại Ấn Độ chưa có dấu hiệu thuyên giảm. 

Theo đài truyền hình NDTV, chính quyền bang Uttar Pradesh mới chỉ cho phép mở lại trung tâm mua sắm và nhà hàng sau hơn 2 tháng giãn cách. "Hướng dẫn nới lỏng giãn cách của chính phủ quy định chỉ giới hạn 5 người được phép tụ tập vào một thời điểm tại bất kỳ địa điểm tôn giáo nào. Hãy nhớ rằng việc tắm trên sông Hằng luôn bị cấm trong đại dịch", quy định phòng dịch của thành phố Hapur đề cập.

Nghi thức tắm trên sông hằng tại sự kiện Kumbhmela ở Haridwar hồi tháng 4 được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến làn sóng COVID-19 thứ hai bùng phát nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người tại quốc gia tỷ dân này.

Các bác sĩ và giới chuyên gia sức khỏe cộng đồng đã lên tiếng cảnh báo rằng việc nới lỏng quá nhanh cùng sự chủ quan của người dân có thể gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 3 sớm hơn nhiều so với dự kiến.

Tiến sĩ Randeep Guleria, Giám đốc Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ của Delhi đồng thời là thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm COVID-19 Ấn Độ  của Trung tâm, khẳng định làn sóng COVID-19 thứ ba ở Ấn Độ là "không thể tránh khỏi" và nó có thể tấn công quốc gia này trong thời gian ngắn, chỉ từ 6 đến 8 tuần tới.

Chính phủ Ấn Độ chỉ ra chính sự chủ quan của người dân Ấn Độ sau khi làn sóng dịch bệnh thứ nhất kết thúc cùng sự xuất hiện của biến thể Delta nguy hiểm đã góp phần khiến cho làn sóng COVID-19 thứ hai lan mạnh. 

 

                                      Theo Baotintuc

Các tin khác


Ấn Độ phát hiện 20 trường hợp nhiễm biến thể "Delta plus"

Theo hãng tin Sputnik, bang Maharashtra của Ấn Độ đã ghi nhận 20 trường hợp nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là "Delta plus” (B.1.617.2.1), là thể mới của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ.

Brazil vượt ngưỡng nửa triệu người chết vì Covid-19

Brazil vừa vượt ngưỡng 500.000 ca tử vong vì Covid-19, nhưng chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ hơn nữa có thể sẽ đến với quốc gia Nam Mỹ này.

COVID-19 tới 6 giờ 19/6: Châu Âu tiếp tục nới lỏng phòng dịch; WHO cảnh báo sự nguy hiểm của biến thể Delta

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 381.726 trường hợp mắc COVID-19 và 7.810 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu trên 178,5 triệu ca bệnh, trong đó gần 3,87 triệu người không qua khỏi.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 18/6: Thế giới vượt 178 triệu ca bệnh; Ca mắc và tử vong mới ở Brazil cao nhất toàn cầu

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 365.000 ca bệnh COVID-19 và trên 7.900 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 178 triệu ca, trong đó trên 3,85 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 16/6: Mỹ vượt mốc 600.000 ca tử vong; Nam Phi nâng cấp phong toả

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 310.000 ca nhiễm và trên 7.300 ca tử vong. Mỹ đã vượt mốc 600.000 ca tử vong, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, trong khi Nam Phi nâng phong toả toàn quốc lên cấp độ 3.

WHO đánh giá lượng vaccine G7 quyên tặng là chưa đủ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới chuyên gia quốc tế, cam kết của nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chia sẻ 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo hơn là quá ít và quá muộn, trong bối cảnh các chuyên gia ngày 14/6 cảnh báo thế giới cần tới hơn 11 tỷ liều vaccine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục