Theo trang thống kê worldometers.info, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã tiến sát mốc 190 triệu người.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến 22h00 ngày 16/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 189.954.401 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.086.622 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục là 173.285.228 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 624.238 ca tử vong trong tổng số 34.888.774 ca nhiễm. Trong bối cảnh số ca mắc mới có dấu hiệu gia tăng trở lại, nhiều thành phố lớn ở nước này, trong đó có Los Angeles, đã siết chặt các quy định phòng dịch. Theo đó Los Angeles đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang trong cửa hàng, nhà hàng và nơi công sở từ 0h ngày 18/7 (giờ địa phương) và quy định này sẽ có hiệu lực với cả những người đã tiêm chủng đủ liều. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận 1.537 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất theo ngày kể từ đầu tháng 3 vừa qua và là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới trên mốc 1.000 ca.
Do sự lây lan của biến thể Delta, nhiều nước châu Á vẫn đang gồng mình chống dịch. Ngày 16/7, Indonesia lại ghi nhận một "kỷ lục buồn", với 1.205 ca tử vong mới, cao hơn mức cũ 1.040 một ngày trước đó. Cùng ngày, nước này cũng ghi nhận thêm 54.000 ca mắc COVID-19 mới - mức cao kỷ lục thứ ba kể từ đầu đại dịch và là ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc trong ngày vượt mốc 50.000 ca. Tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 2.780.803 ca mắc, 71.397 ca tử vong do COVID-19, trong khi vẫn còn 504.915 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà.
Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) cho biết các cơ sở y tế ở nước này đang bị "sụp đổ chức năng” trước làn sóng lây lan dịch COVID-19 mới khi lực lượng nhân viên y tế ngày càng mỏng, các trang thiết bị vật tư như oxy đang cạn kiệt, các bệnh nhân mắc bệnh nặng gia tăng. Trong khi đó, Chính phủ Indonesia cũng đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 100.000 ca/ngày, với các biện pháp đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu 1 triệu liều/ngày, tăng cường 20.000 y tá và tuyển 2.000 bác sĩ là sinh viên mới tốt nghiệp.
Trong khi đó, Thái Lan cũng đang ứng phó với làn sóng lây nhiễm lớn nhất từ đầu dịch. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 9.692 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất theo ngày từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc này lên 381.907 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 889 ca mắc COVID-19, trong đó có 207 ca nhập cảnh. Bộ cũng công bố thêm 27 người tử vong, đưa tổng số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại Campuchia lên 1.052 ca. Dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa Phnom Penh khi có thông tin thêm một khu chợ và một ngôi chùa có nhiều ca mắc COVID-19. Tại Siem Reap, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với 120 ca mắc mới được phát hiện ngày 15/7 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh.
Trong khi đó, Philippines đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên trong cộng đồng tại nước này. Trước việc có tới 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhiễm biến thể Delta, Bộ Y tế Philippines đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 5.676 ca nhiễm mới và 162 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.496.328 và 26.476.
Nhằm khống chế số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng, Singapore thông báo từ tuần tới sẽ siết chặt lại một số hạn chế về việc tụ tập, theo đó chỉ cho phép hai người được dùng bữa tại nhà hàng.
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 16/7, Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ cho phép những người đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine được ăn theo nhóm 5 người tại nhà hàng. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng yêu cầu khoảng 400 cơ sở vui chơi giải trí ban đêm đóng cửa trong 14 ngày để kiểm tra, sau khi một số cơ sở vi phạm quy định, khiến dịch bùng phát gần đây. Theo kế hoạch, các biện pháp trên sẽ có hiệu lực từ ngày 19/7 tới và có thể kéo dài đến ngày 8/8 - thời điểm Singapore dự kiến hơn 66% dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ. Thống kê cho thấy hiện 2.480 người đang được cách ly tại Singapore sau khi được xác định đã tiếp xúc với những trường hợp mắc bệnh
Để ứng phó với số lượng ca nhiễm chủ yếu là người nhập cảnh gia tăng, một số tỉnh của Lào đã thiết lập bệnh viện dã chiến để điều trị cho các ca mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 95 ca mới mắc COVID-19, trong đó có tới 94 ca là người nhập cảnh được cách ly ngay và chỉ có 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Champasak. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.187 ca mắc COVID-19 và 4 ca tử vong.
Hàn Quốc cũng đang tiến tới mùa hè đại dịch COVID-19 thứ hai khi số ca nhiễm mới hằng ngày luôn ở mức cao trong suốt tuần qua. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.536 ca nhiễm mới COVID-19 mới, bao gồm 1.476 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc trên ngưỡng 1.000 ca và gần 70% trong số đó ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 lan ra toàn quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện "bán phong tỏa" khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận khi áp dụng giãn cách xã hội cấp độ 4 (mức cảnh báo cao nhất), có hiệu lực trong 2 tuần kể từ ngày 12/7 vừa qua.
Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo phạt thành viên các đoàn thể thao nước ngoài, bao gồm các vận động viên (VĐV) và quan chức thể thao, không tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19. Hiện tình hình dịch bệnh tại Tokyo đang diễn biến phức tạp. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận thêm 1.308 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 21/1 vừa qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Tokyo vượt ngưỡng 1.300 ca/ngày và là ngày thứ 26 liên tiếp số ca mắc mới ở đây tăng so với tuần trước đó.
Tại châu Âu, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo số ca mắc mới COVID-19 sẽ tăng mạnh vào ngày 1/8 tới, do sự lây lan của biến thể Delta trong khi nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp. Trong báo cáo hằng tuần, ECDC dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Na Uy và Iceland trong tuần (kết thúc vào ngày 1/8 tới) sẽ ở mức 420 ca/100.000 người dân, tăng gần gấp 5 lần so với mức chỉ dưới 90 ca/100.000 người dân của tuần trước. ECDC cũng dự báo trong tuần tiếp theo, bắt đầu từ ngày 2/8 tới, số ca mắc mới có thể vọt lên mức trên 620 ca/100.000 người dân.
Báo cáo của ECDC nêu rõ tình hình dịch bệnh đang xấu đi ở nhiều nước dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn do sự lây lan mạnh của biến thể Delta. Không chỉ vậy, số ca phải nhập viện và tử vong do COVID-19 cũng có thể gia tăng, dù với tốc độ chậm hơn nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên quy mô lớn.
Cùng ngày, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) thông báo số ca mắc COVID-19 ở vùng England trong tuần (kết thúc vào ngày 10/7), ước tính tăng lên 1 ca/95 người dân, tăng mạnh so với mức 1 ca/160 người dân ghi nhận vào tuần trước đó. ONS ước tính trong tuần kết thúc vào ngày 10/7 có tổng cộng 577.700 người ở England mắc COVID-19.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, trong 24 giờ qua, số ca mắc mới tại Anh là 51.870 ca và số bệnh nhân tử vong do COVID-19 là 49 người.
Trong khi đó, Nga ghi nhận thêm 799 ca tử vong do COVID-19 - mức trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này và là ngày thứ 4 liên tiếp ở mức cao nhất. Cũng trong 24 giờ qua, Nga cũng có thêm 25.704 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh lên 5.907.999 ca, trong đó có có 146.868 ca tử vong. Nga hiện chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng mà theo giới chức nước này, nguyên nhân là do biến thể Delta gây ra và tiêm chủng chậm chạp.
Tại Pháp, mặc dù tháp Eiffel tại thủ đô Paris đã mở cửa trở lại đón du khách, sau 9 tháng dừng hoạt động do các biện pháp phòng dịch COVID-19, nhưng nước này đã buộc phải áp đặt trở lại quy định đeo khẩu trang ở bên trong hoặc bên ngoài tất cả các địa điểm công cộng ở vùng Pyrenees-Orientales, miền Nam nước này, tiếp giáp với tỉnh Catalonia của Tây Ban Nha. Tỉnh Pyrenees-Orientales, nơi cũng chứng kiến số ca mắc biến thể Delta gia tăng, hiện có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất ở Pháp với 257 ca/100.000 người, tăng so 130 ca/100.000 người vào ngày 12/7.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, quan ngại bạo loạn tại một số khu vực ở Nam Phi trong 3 ngày qua có thể khiến tình hình dịch COVID-19 thêm tồi tệ và số ca mắc mới sẽ gia tăng trở lại ở nước này. Tình trạng bạo lực gần đây ở Nam Phi đã khiến ít nhất 117 người thiệt mạng. Trong khi đó, nước này hiện có số ca mắc và tử vong do mắc COVID-19 cao nhất ở châu Phi, với hơn 2,2 triệu ca mắc và gần 66.000 ca tử vong.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy cứ hai người phải nhập viện vì mắc COVID-19 nặng thì có một người sẽ phát sinh biến chứng. Biến chứng phổ biến nhất là phổi và thận, các vấn đề về thần kinh cũng như tim mạch. Tỷ lệ biến chứng cao ở cả những bệnh nhân trẻ tuổi và không có tiền sử bệnh nền, với 27% bệnh nhân ở độ tuổi 19-29 và 37% ở độ tuổi 30-39 phát sinh ít nhất một biến chứng sau khi phải nhập viện vì COVID-19.
Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh phát hiện trên cho thấy tác động "nghiêm trọng" đến sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như đối với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu cũng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về việc cần phải lên kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho những người sống sót sau khi mắc COVID-19.
Theo Baotintuc.vn
Trong bối cảnh biến thể Delta gây Covid-19 lây lan mạnh, đe dọa nghiêm trọng nỗ lực khống chế đại dịch trên toàn cầu, nhiều nước tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ quan ngại về nguy cơ mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây ra đối với tiến trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch.
Châu Á hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhất thế giới, với 57.387.973 ca nhiễm, nhiều hơn gần 10 triệu ca so với khu vực bị ảnh hưởng thứ hai là châu Âu (48.777.625 ca).
"Thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm của đại dịch” do sự xuất hiện của biến thể Delta hiện đã lây lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang "thống trị" ở nhiều khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 8/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có phiên họp kín, khẩn về tình hình khủng hoảng tại Haiti sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát một ngày trước đó.
Châu Á hiện có nhiều ca nhiễm nhất, hơn 57 triệu ca, tiếp đến là châu Âu với hơn 48,6 ca. Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ ba với hơn 40,8 triệu ca và Nam Mỹ đã ghi nhận hơn 33 ca nhiễm.