Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 448.000 ca mắc COVID-19 và 7.771 ca tử vong, nâng tổng người chết từ đầu đại dịch lên gần 4,6 triệu người. Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới và chuẩn bị áp dụng chiến lược mới chống biến thể Delta.


Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại California, Mỹ ngày 19/8/2021.

Theo trang thống kê worldometer.info,tính đến 6h ngày 8/9(theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 222.530.041 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.596.881 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 448.474 và 7.771ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 199.105.067 người, 18.828.093 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 104.684 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 57.243 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ(38.116 ca)và Anh (37.489ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 795 người chết, tiếp theo là Indonesia(685 ca) vàIran (635ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 41.039.600người, trong đó có667.924ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.095.436ca nhiễm, bao gồm441.433ca tử vong. Trong khi đó, Brazilxếp thứ ba với 20.913.578ca bệnh và 584.171ca tử vong.

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố chiến lược chống biến thể Delta

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng biến thể Delta của virus SARS-COV-2 và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Một quan chức Nhà Trắngngày 7/9 nói: "Tổng thống Biden sẽ đưa ra một chiến lược gồm 6 mũi nhọn ở tất cả các lĩnh vực công và tư”.

Trước đó, trong một phát biểu liên quan tới báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8, Tổng thống Biden cho hay ông sẽ đưa ra những bước đi cần thiết tiếp theo để chống lại biến thể Delta và đẩy lùi một số nỗi sợ hãi và lo ngại. Tổng thống Biden khẳng định sẽ bảo vệ các trường học, doanh nghiệp, nền kinh tế và gia đình của người dân Mỹ khỏi mối đe dọa của biến thể Delta. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã yêu cầu các bang và chính quyền địa phương xem xét sử dụng nguồn tài trợ của liên bang để gia hạn trợ cấp thất nghiệp ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.

Cùng ngày, Giám đốc Dữ liệu Nhà Trắng - Tiến sĩ Cyrus Shahpar thông báo 75% người Mỹ trưởng thành tiêm đã ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mới chỉ có 62% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.

Số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho biết đến ngày 7/9 Mỹ đã ghi nhận 40 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 trong bối cảnh biến thể Delta đang bùng phát tại quốc gia này. Mỹ có hơn 648.000 trường hợp tử vong và đáng chú ý, chỉ trong tháng 8/2021, đã ghi nhận 4 triệu ca nhiễm mới và hơn 32.000 trường hợp tử vong.

Trong khi đó, trang worldometers ghi nhận, đến sáng 8/9 (theo giờ VN), số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt 41 triệu, bao gồm667.924 ca tử vong.

Số ca nhiễm COVID-19 trung bình 7 ngày trong tuần tính đến ngày 5/9 ở mức cao kể từ tháng 1/2021. Sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm COVID-19 mới xuất phát chủ yếu do biến thể Delta có khả năng lây lan cao gây ra, nhanh chóng đảo ngược những tiến bộ mà Mỹ đã đạt được trong việc chống lại đại dịch vào mùa hè.

Trung Quốc đã tiêm 2,1 tỷ liều vaccine

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến ngày 6/9, các cơ quan y tế nước này đã tiêm tổng cộng 2,113 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19. Riêng trong ngày 6/9, nước này tiêm 5,6 triệu liều vaccine.

Theo NHC, tính đến cuối tháng 8, trên 1,07 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19, chiếm 76% dân số. Với dân số trên 1,41 tỷ người, Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng sớm nhất là vào cuối năm nay thông qua chiến dịch tiêm chủng hàng loạt.

Theo ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc, để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tiêm chủng đầy đủ cho 83,3% dân số. Điều đó có nghĩa là khoảng 1,17 tỉ dân cần được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trên thực tế, nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc đã đạt ngưỡng tiêm chủng trên 80%, trong đó thủ đô Bắc Kinh đã hoàn thành tiêm cho 95% người từ 18 tuổi trở lên.

Iran thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine nội địa

 

Ngày 6/9, truyền thông Iran dẫn lời người đứng đầu Viện nghiên cứu vaccine và huyết thanh Razi, ông Ali Es’haghi, cho biết Iran bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và cũng là giai đoạn cuối của vaccine ngừa COVID-19 có tên Razi Cov Pars sản xuất trong nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Ali thông báo quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine Razi Cov Pars có hơn 40.000 tình nguyện viên tham gia. Dự kiến, sau khi hoàn tất thử nghiệm, Iran sẽ sản xuất khoảng 20 triệu liều vaccine Razi Cov Pars kể từ mùa Đông tới. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Iran Javad Sadati cho biết Viện nghiên cứu vaccine và huyết thanh Razi đã chuẩn bị sẵn 1,4 triệu liều vaccine Razi Cov Pars để triển khai tiêm chủng sau khi được Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp. Ngoài Razi Cov Pars, Iran cũng đang hợp tác với Cuba, Nga và Australia để sản xuất một số loại vaccine ngừa COVID-19 khác.

Bộ Y tế Iran cho biết sẽ nhập khẩu khoảng 40-50 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong hai tháng tới. Nước Cộng hòa Hồi giáo này hiện đang trải qua làn sóng COVID-19 thứ 5 và đã ghi nhận hơn 5,1 triệu ca mắc, trong đó có hơn 110.000 ca tử vong.

Nhật Bản có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo

Dịch COVID-19 tại Nhật Bản đang có dấu hiệu bớt căng thẳng khi số ca mắc mới đã giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 ca/ngày lần đầu tiên kể từ ngày 2/8. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản có thể vẫn gia hạn tình trạng khẩn cấp về y tế.

Mặc dù số ca mắc mới đang có xu hướng giảm nhưng giới chức y tế Nhật Bản vẫn cảnh giác do các biến thể nguy hiểm như Delta và Lambda đã xâm nhập nước này, trong khi hệ thống y tế ở một số khu vực vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở vùng thủ đô trước khi biện pháp này hết hạn vào ngày 12/9. Hãng tin Jiji Press dẫn lời một quan chức chính phủ cho biết sẽ khó dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và các tỉnh khác nằm trong vùng thủ đô. Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này vào ngày 9/9.

Hiện Nhật Bản đang áp dụng tình trạng khẩn cấp ở 21 trong số 47 tỉnh, thành, trong đó có 4 tỉnh, thành thuộc vùng thủ đô là Tokyo, Saitama, Chiba và Kanagawa.

Nhật Bản đặt mua 150 triệu liều vaccine của Novavax/Mỹ

Nhật Bản đã đồng ý mua 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của công ty Novavax của Mỹ. Ngoài ra, Novavax cũng đang thực hiện các thủ tục chuyển giao công nghệ để công ty dược phẩm Takeda của Nhật Bản có thể tự sản xuất vaccine của hãng tại Nhật Bản và dự kiến phân phối đầu năm 2022.

Cho đến nay, Nhật Bản đã phê chuẩn vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.Sau sự khởi đầu tương đối chậm chạp, chương trình tiêm vaccine của Nhật Bản đang được tăng tốc với khoảng 48% dân số đã được tiêm đầy đủ.

Không giống như các vaccine theo công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech, Moderna và Cureva, vaccine tiêm 2 liều của Novavax dựa nhiều hơn vào kỹ thuật truyền thống bằng cách sử dụng các protein đưa virus SARS-CoV-2 đã bị vô hiệu hóa vào cơ thể người để tạo phản ứng miễn dịch.Điều này có nghĩa là vaccine không cần phải lưu giữ ở nhiệt độ quá thấp, tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển và bảo quản vaccine.

Novavaxcho biết căn cứ kết quả nghiên cứu tại Bắc Mỹ, vaccine của công ty có hiệu quả 90% chống lại virus SARS-CoV-2.

Philippines táiphong tỏa thủ đô Manila

Ngày 7/9, Philippines tái áp đặt lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại thủ đô Manila, chỉ một ngày sau khi thông báo dỡ bỏ yêu cầu ở nhà đối với hơn 13 triệu người.

Chính phủ Philippines đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm "phong tỏa quy mô hẹp hơn” tại Manila kể từ ngày 8/9, dù ghi nhận ca mắc COVID-19 cao kỷ lục do biến thể Delta siêu lây nhiễm. Kế hoạch bất ngờ này quy định "phong tỏa cứng” đối với các hộ gia đình, các tòa nhà, các tuyến đường hoặc các khu dân cư lân cận, thay vì toàn bộ thủ đô. Điều này giúp giảm bớt các biện pháp hạn chế ở phần còn lại của Manila - vốn đóng góp hơn 30% cho nền kinh tế của đất nước - và tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở cửa trở lại và thúc đẩy du lịch địa phương.

Tuy nhiên, lực lượng đặc trách phòng COVID-19 của chính phủ cùng ngày đã đảo ngược kế hoạch trên, theo đó gia hạn các biện pháp phong tỏa hiện hành đến ngày 15/9 tới - hoặc cho đến khi việc thử nghiệm phong tỏa các địa điểm cụ thể được triển khai.

Với quyết định mới nhất này, các nhà hàng, các thẩm mỹ viện chưa được phép mở cửa trở lại. Trong khi đó, các nhà thờ chỉ được phép tổ chức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến.

Thái Lan đi qua nửa chặng đường tớimiễn dịch cộng đồng

Thái Lan đã đi được nửa chặng đường tiến tới miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19, nửa năm sau khi những người đầu tiên được tiêm chủng.

Số liệu do Bộ Y tế Thái Lan công bố cho thấy đến nay 25,2 triệu người nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 10 triệu người đã tiêm đầy đủ 2 mũi.

Phát biểu ngày 6/9, người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) Taweesilp Visanuyothin đã hoan nghênh mốc 25 triệu người được tiêm mũi đầu tiên, cho rằng cần thêm 25 triệu người nữa được tiêm vaccine để đạt được mục tiêu mà nước này đặt ra.

Liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được tiêm tại Thái Lan vào ngày 28/2. Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đặt mục tiêu có 50 triệu người, tức 70% của dân số 70 triệu người, được tiêm mũi vaccine đầu tiên để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày trên toàn quốc đã tăng nhanh trong vài tuần qua, đạt mức cao nhất là hơn 920.000 mũi hôm 3/9, do nguồn cung vaccine dồi dào hơn.

Nội các Thái Lan ngày 7/9 cũng đã thông qua ngân sách 4,25 tỷ baht (khoảng 130 triệu USD) để mua thêm 12 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc nhằm hỗ trợ kế hoạch tiêm kết hợp hai loại vaccine.

Singapore: Ca mắc mới cao nhất trong hơn 1 năm qua

Ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 328 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất mà "đảo quốc Sư tử” ghi nhận được trong hơn 1 năm qua.

Số ca mắc mới tại Singapore đã vượt mốc 100 ca/ngày trong hai tuần qua, trong bối cảnh nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm dịch khi triển khai dần kế hoạch mở cửa trở lại.

Trong buổi họp báo diễn ra 1 ngày trước đó, Bộ trưởng Tài chính kiêm người đứng đầu lực lượng đặc trách chống COVID-19, bà Lawrence Wong, cho biết có thể Singapore sẽ tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu số ca mắc mới tăng mạnh. Số ca mắc trong ngày 7/9 là cao nhất kể từ khi Singapore ghi nhận 904 ca mắc mới COVID-19 hồi tháng 8/2020.

Cho tới nay, hơn 80% trong tổng số 5,7 triệu dân Singapore đã hoàn thành tiêm chủng và đây là một trong số nhiều nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Indonesia: Tỷ lệ mắc mới thấp kỷ lục

Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Indonesia đang ghi nhận những diễn biến tích cực rõ rệt.Trong tuần này, tỷ lệ mắc mới COVID-19 ở Indonesia đã lần đầu tiên ở dưới mức 5% - ngưỡng giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho thấy dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.

Trong ngày 6/9, tỷ lệ mắc mới tại Indonesia ghi nhận ở mức 4,57% - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, khi nước này phát hiện các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Tháng 7 vừa qua, Indonesia trở thành tâm dịch của châu Á với tỷ lệ lây nhiễm chạm mốc cao kỷ lục là 33,4%, trong đó biến thể Delta gây ra đa số ca mắc bệnh.

Các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 đã tiếp tục được nới lỏng hơn nữa trong ngày 6/9, trong đó hầu hết các khu vực trên đảo Java đã được hạ mức cảnh báo về dịch bệnh. Theo đó, các trung tâm mua sắm, nhà máy và nhà hàng được mở cửa trở lại với một số điều kiện. 

Campuchia lên kế hoạch đón khách du lịch quốc tế

Bộ Du lịch và các ban liên quan của Campuchia cũng đang lập kế hoạch mở cửa biên giới cho khách du lịch quốc tế vào tháng 11 tới. Thông báo mới của Bộ Du lịch Campuchia cho biết khách du lịch quốc tế có chứng nhận tiêm phòng COVID-19 đầy đủ có thể nhập cảnh nước này sớm nhất vào tháng 11 tới. Để tạo thuận lợi cho việc đi lại, Campuchia cũng xem xét nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn quy định cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoàn tất tiêm phòng COVID-19.

Campuchia hiện là nước đạt tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cho người dân ở mức cao thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Nước này đã tiêm phòng COVID-19 cho trên 70% dân số là người trưởng thành và dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng với 75% dân số được tiêm phòng COVID-19 vào cuối tháng 9 này. Campuchia cũng đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho một số nhóm đối tượng nhất định. Campuchia. Tỷ lệ dân cư đã được tiêm ngừa COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh hiện là 120%.

Tính đến ngày 7/9, Campuchia ghi nhận tổng cộng 96.339 ca mắc COVID-19, trong đó 91.618 người đã khỏi bệnh và 1.981 người tử vong.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Hơn 2/3 dân số Campuchia đã tiêm vaccine Covid-19

Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, tính đến ngày 4/9, đã có 11.193.354 dân thường và quân nhân được tiêm vaccine Covid-19, tương đương với 69,96% tổng dân số 16 triệu người.

Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan

Ngày 5/9, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley nhận định Afghanistan "có khả năng" sẽ nổ ra nội chiến, đồng thời cảnh báo rằng những điều kiện đó có thể chứng kiến sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố ở quốc gia Tây Nam Á này.

Việt Nam và Nga ưu tiên hợp tác phòng, chống dịch

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại Việt Nam và trên thế giới do biến thể Delta hoành hành, Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko đánh giá cao tính kịp thời và cấp bách của Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn thể đồng bào Việt Nam. Đại sứ khẳng định, chung tay đẩy lùi đại dịch là ưu tiên của Nga và Việt Nam.

Tiếp tục có hàng trăm người Việt Nam tại Malaysia được tiêm vaccine ngừa COVID-19

Trân trọng tình cảm mà chính phủ Malaysia dành cho, Tham tán Nguyễn Hồng Sơn, người thứ 2 của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia căn dặn bà con lao động sau khi tiêm ngừa COVID-19 giữ gìn sức khoẻ, tiếp tục tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, luật pháp sở tại, đóng góp nhiều hơn cho nỗ lực tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.

Biến thể Mu xuất hiện tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo động tỷ lệ trẻ em tử vong do COVID-19 ở Indonesia

 Đến sáng 4/9, thế giới có trên 220,4 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,56 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Cảnh báo khi các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á nới lỏng các biện pháp phòng dịch

Khi Indonesia và Thái Lan bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19 sau khi số ca nhiễm giảm, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trở lại vì tỷ lệ tiêm phòng vaccine vẫn còn thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục